PowerPoint BÀI 50 NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHTN lớp 6 Kết nối tri THỨC

Giáo án PowerPoint BÀI 50 NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO MÔN KHTN lớp 6 SÁCH Kết nối tri THỨC, bài giảng điện tử BÀI 50 NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHTN lớp 6 sách Kết nối tri thức

PHIẾU HỌC TẬP BÀI 50 NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Câu 1. Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Câu nào sau đây không đúng?
A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác.
B. Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí.
C. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên.
D. Chúng có thể biến đổi thành nhiệt năng hoặc điện năng.
Câu 2. Hãy liệt kê một số nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng không tái tạo vào bảng dưới đây (Yêu cầu mỗi loại liệt kê ít nhất 5 nguồn).
Năng lượng tái tạo Năng lượng không tái tạo
NHÓM V1.1 – KHTN
 
 
 
BÀI 50: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện:   tiết
 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được các nguồn năng lượng trong tự nhiên.
- Trình bày được ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sự dụng nguồn năng lượng tái tạo.
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề liên quan đến năng lượng sử dụng trong cuộc sống.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các nguồn năng lượng trong tự nhiên; ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế năng lượng hóa thạch.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ liên quan đến năng lượng sử dụng trong cuộc sống.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết được các nguồn năng lượng trong tự nhiên.
- Lấy được ví dụ các dụng cụ có trong lớp học, đồ dùng trong gia đình hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng không tái tạo.
- Xác định được các nguồn năng lượng tái tạo và ưu điểm của nó.
- Nêu những điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
- Trình bày được ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sự dụng năng lượng Mặt Trời thay thế năng lượng hóa thạch.
- Liệt kê các thiết bị trong gia đình có thể sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hóa thạch.
3. Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các nguồn năng lượng trong tự nhiên; ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sự dụng nguồn năng lượng tái tạo .
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận về tìm ra ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế năng lượng hóa thạch; làm mô hình tuabin hoạt động bằng nguồn năng lượng tái tạo.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc làm mô hình tuabin hoạt động bằng nguồn năng lượng tái tạo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về biểu đồ cơ cấu nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện ở nước ta năm 2015, các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo, sử dụng năng lượng Mặt Trời và pin Mặt Trời.
- Phiếu học tập bài 50 NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO.
- Đoạn video Mặt tối của năng lượng tái tạo ít ai nhắc đến - Trí Thức VN – Youtube.
- Chuẩn bị poster hoặc sơ đồ tư duy theo bốn nhóm trình bày ưu nhược điểm của việc sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế nhiên liệu hóa thạch.
- HS chuẩn bị (theo 4 nhóm): vỏ lon nước, que cứng, giá cố định, cúc áo, một sợi dây dài khoảng 1m để làm bộ mô hình tuabin hoạt động bằng nguồn năng năng lượng tái tạo.
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập cần phải sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần phải sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
b) Nội dung: HS quan sát biểu đồ cơ cấu nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện ở nước ta năm 2015.
c) Sản phẩm:
- HS nhận ra hiện nay trong việc sản xuất điện, năng lượng tái tạo đang được sử dụng với tỉ lệ thấp so với năng lượng hóa thạch. Trong khi đó nguồn năng lượng hóa thạch đang sử dụng quá mức và sẽ nhanh cạn kiệt, vì vậy phải tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu và hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ cơ cấu nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện ở nước ta năm 2015.
- GV gọi ngẫu nhiên một HS nhận xét về tỉ lệ sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất điện ở nước ta so với năng lượng hóa thách. GV bổ sung và chốt lại vấn đề phải sử dụng năng lượng tái tạo.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nguồn năng lượng trong tự nhiên.
a) Mục tiêu: 
- Xác định được nguồn năng lượng tự nhiên bao gồm nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
- Lấy được ví dụ các dụng cụ có trong lớp học, đồ dùng trong gia đình hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng không tái tạo.
- Nêu những điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
b) Nội dung: 
- Quan sát hình ảnh các nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo trong tự nhiên.
- Trình bày theo ý hiểu của bản thân về nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
- Học sinh làm việc theo cặp đôi trong 2 phút:
Câu 1: Nêu những điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
Câu 2: Lấy ví dụ các dụng cụ có trong lớp học, đồ dùng trong gia đình hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng không tái tạo.
c) Sản phẩm: 
- HS có thể đưa ra các đáp án (trả lời cá nhân):
+ Xác định được nguồn năng lượng tự nhiên gồm nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
+ Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
+ Nguồn năng lượng không tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai.
- Học sinh làm việc theo cặp đôi trong 2 phút:
+ Câu 1. Sự khác nhau giữa năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo:
• Nguồn năng lượng tái tạo liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
• Nguồn năng lượng không tái tạo không thể bổ sung nhanh (vì mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành) nên sẽ cạn kiệt trong tương lai.
+ Câu 2. lấy ví dụ các dụng cụ có trong lớp học, đồ dùng trong gia đình hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng không tái tạo.
• VD: Máy chiếu hoạt động nhờ dùng nguồn điện lấy từ nguồn năng lượng tái tạo hoặc nguồn năng lượng không tái tạo.
• VD: Nước nóng lấy từ bình nước nóng thái dương năng, đây là nguồn năng lượng tái tạo.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu hình ảnh các nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo, HS quan sát trình bày theo ý hiểu của bản thân về nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo. GV nhận xét và chốt kiến thức.
- GV yêu cầu HS nêu sự khác nhau giữa năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo. GV nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi trong 3 phút lấy được ví dụ các dụng cụ có trong lớp học, đồ dùng trong gia đình hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng không tái tạo.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về nguồn năng lượng tái tạo.
a) Mục tiêu: 
- Trình bày được các nguồn năng lượng tái tạo.
- Nêu được ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sự dụng nguồn năng lượng tái tạo.
b) Nội dung: 
- HS đã tìm kiếm thông tin trước và đọc nội dung SGK để xác định các nguồn năng lượng tái tạo.
- HS nêu được ưu điểm của nguồn năng lượng tái tạo và sự cần thiết phải sử dụng nguồn năng lượng này.
- Học sinh tham gia trò chơi AI TRẢ LỜI NHANH NHẤT (2 phút):
+ Câu 1: Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo, năng lượng không tái tạo: Than, xăng, Mặt Trời, khí tự nhiên, gió.
+ Câu 2: Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2100 sẽ không còn dầu và than trên Trái Đất. Cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi ra sao khi nguồn nhiên liệu này cạn kiệt?
c) Sản phẩm: HS có thể đưa ra các câu trả lời cá nhân:
- Các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm:
+ Năng lượng từ Mặt Trời và năng lượng từ gió luôn có sẵn trong tự nhiên và coi là vô hạn.
+ Năng lượng nước là năng lượng lấy từ sức chảy của nước (thủy triều, sóng biển…).
+ Năng lượng địa nhiệt là năng lượng lấy từ sức nóng bên trong lõi Trái Đất.
+ Năng lượng sinh khối là năng lượng thu được thừ thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải,…
- Ưu điểm của nguồn năng lượng tái tạo:
+ Liên tục được bổ sung nhanh chóng và có sẵn để sử dụng.
+ Có thể sử dụng để tạo ra nhiệt và điện.
+ Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên).
- Dựa vào kiến thức đã học và tìm kiếm tài liệu, HS tham gia trò chơi
+ Câu 1:
• Năng lượng tái tạo: Mặt Trời, gió.
• Năng lượng không tái tạo: Than, xăng, khí tự nhiên.
+ Câu 2: Nếu không còn dầu và than trên Trái Đất, cuộc sống con người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề: nhà máy, xí nghiệp, phương tiện giao thông,…không hoạt động được. Vì vậy cần tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch, tìm nguồn năng lượng mới thay thế.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS xác định các nguồn năng lượng tái tạo; nêu được ưu điểm và sự cần thiết phải sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. GV nhận xét và chốt lại nội dung.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi nhanh và tặng điểm cho các câu trả lời xuất sắc.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về việc sự dụng năng lượng Mặt Trời.
a) Mục tiêu: 
- Xác định được ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sự dụng năng lượng Mặt Trời thay thế năng lượng hóa thạch.
b) Nội dung: HS chuẩn bị theo nhóm (4 nhóm):
- Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau:
• Câu 1: Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời có thể được chuyển hóa thành điện như thế nào?
• Câu 2: Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu từ thực vật bằng cách nào?
- HS chuẩn bị theo nhóm từ trước, hoặc poster hoặc powerpoint hoặc sơ đồ tư duy nêu ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sự dụng năng lượng Mặt Trời thay thế năng lượng hóa thạch.
c) Sản phẩm:
- Quan sát hình ảnh và HS đưa ra câu trả lời:
• Câu 1: Năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời qua Pin Mặt Trời chuyển hóa thành điện năng, nguồn điện này cung cấp cho đời sống sản xuất.
• Câu 2: Thực vật lấy ánh sáng Mặt Trời để phát triển và tạo ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho con người, động vật. Chất thải của con người, động, thực vật phân hủy tạo thành nhiên liệu sinh học.
- Các nhóm lần lượt thuyết trình sản phẩm hoặc poster hoặc powerpoint hoặc sơ đồ tư duy (mỗi nhóm 3 phút) thể hiện ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sự dụng năng lượng Mặt Trời thay thế năng lượng hóa thạch.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu hình ảnh sử dụng năng lượng Mặt Trời, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời. GV nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức.
- Các nhóm thuyết trình, GV nhận xét, bổ sung và thu lại sản phẩm để chấm điểm, giờ sau công bố điểm mỗi nhóm.
- GV tổng kết lại nêu ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sự dụng năng lượng Mặt Trời thay thế năng lượng hóa thạch.
- GV chiếu video tham khảo: Mặt tối của năng lượng tái tạo ít ai nhắc đến - Trí Thức VN – Youtube.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức về năng lượng tái tạo.
b) Nội dung: 
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO.
c) Sản phẩm: 
- HS trình bày sơ đố tư duy kiến thức về vật liệu vào vở của mình.
- Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
- GV gọi ngẫu nhiên các HS hoàn thành từng phần trong phiếu học tập. GV nhận xét.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung: 
- Hoạt động theo nhóm, HS nghiên cứu nội dung SGK, chuẩn bị dụng cụ, tiến hành làm mô hình tuabin hoạt động bằng nguồn năng lượng tái tạo.
c) Sản phẩm: Mô hình tuabin hoạt động bằng nguồn năng lượng tái tạo.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao cho học sinh thực hiện hoạt động theo nhóm để hoàn thành mô hình tuabin hoạt động bằng nguồn năng lượng tái tạo.
- HS thực hiện nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp.
- GV nhận xét và cho điểm theo nhóm vào tiết học tiếp theo.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xem nhiều