PowerPoint Bài ánh sáng và bóng tối môn Khoa học lớp 4

Giáo án PowerPoint Bài ánh sáng và bóng tối môn Khoa học lớp 4, bài giảng điện tử môn khoa học lớp 4, bài ánh sáng và bóng tối

Ngày soạn: 14/4/2020
Ngày giảng: Thứ 6, 17/4/2020
Người soạn: Nguyễn Thị Thủy
KHOA HỌC
BÀI 45, 46: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức 
- Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
- Ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng đi từ vật đó tới mắt.
- Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
2. Kỹ năng 
-  Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không cho ánh sáng truyền qua. Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng đi từ vật đó tới mắt.
- Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
- Tự làm thí nghiệm để thấy được bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu, áp dụng những điều đã học vào thực tế.
*Nội dung điều chỉnh: 
- Không tổ chức hoạt động “1. Chiếu đèn pin … dự đoán” ở Bài 45.
- Trò chơi “Hoạt hình” ở Bài 46 có thể hướng dẫn HS tự tìm hiểu, thực hành đơn giản (VD tạo bóng các con vật bằng bàn tay trên tường) ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:  Đèn pin, kính trong, kính màu, thước kẻ, tấm vải, hộp giấy, kéo, bút chì,...
- Vở bài tập, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định(1’)
2. KTBC: (3’)
- Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người?
 
 
 
 
 
- Nêu các cách chống tiếng ồn?
 
 
 
- YC hs khác nhận xét bạn
- Gv nhận xét nội dung bài cũ của HS.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1’)
- GV giới thiệu bài: Ánh sáng rất quan trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật. Muốn nhìn thấy vật ta cần phải có ánh sáng, nhưng có những vật không cần ánh sáng mà ta vẫn thấy chúng. Đó là những vật tự phát sáng. Qua bài học ngày hôm nay các em sẽ được hiểu rõ hơn về ánh sáng và bống tối.
3.1. HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng (8’)
Quan sát 2 bức tranh SGK-90  và cho biết tranh nào ban ngày, tranh nào ban đêm?
Những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng. 
Hình Vật tự phát sáng Vật được chiếu sáng 
 
 
- GV Kết luận: 
Hình 1: Ban ngày :
     + Vật tự phát sáng : Mặt trời.
     + Vật được chiếu sáng : gương, bàn ghế….
Hình 2: Ban đêm :
     + Vật tự phát sáng : Đèn điện.
     + Vật được chiếu sáng : Mặt trăng, gương, bàn ghế…..
- GV kết luận: Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được mặt trời chiếu sáng. Ánh sáng từ mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng. Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua. Còn mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng do mặt trời chiếu sáng. Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu sáng.
3.2. HĐ 2: Ánh sáng truyền theo đường thẳng (8’)
- Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật?
 
- Vậy theo các em, ánh sáng truyền qua đường thẳng hay đường cong?
- Ta chỉ nhìn thấy vật khi nào?
 
- YC đọc cần biết SGK-91
Kết luận: Ánh sáng có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thủy tinh, nhựa trong,…ánh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như: tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách, chiếc hộp sắt,…Ứng dụng tính chất này, người ta đã chế tạo ra các loại kính vừa che bụi mà vẫn có thể nhìn thấy được, hoặc ta có thể nhìn thấy cá, ốc,..ở dưới nước
- Mắt ta nhìn thấy vật khi vật đó tự phát ra ánh sáng, khi có ánh sáng chiếu vào vật, khi không có vật gì che mắt ta, khi vật đó ở gần mắt ta.
* Chuyển HĐ GT bài Bóng tối
- Cho HS quan sát hình 1 SGK( tr.92) và hỏi:
+ Mặt trời chiếu sáng từ phía nào?
 
 
 
+ Bóng của người xuất hiện ở đâu?
 
- Trong hình vẽ trên, Mặt trời là vật chiếu sáng, người là vật được chiếu sáng, còn bóng râm phía sau người gọi là bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào? Các em sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm trong Tiết học hôm nay.
3.3. HĐ3: Tìm hiểu về bóng tối (8’)
- GV mô tả thí nghiệm: Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5 cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
- GV yêu cầu HS dự đoán xem:
 
+ Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu?
 
+ Bóng tối có hình dạng như thế nào?
 
- Gọi HS trình bày kết quả 
- Để khẳng định kết quả của thí nghiệm các em hãy thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự.
- Goi HS trình bày.
 
 
 
 
- GV hỏi:
+ Ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp đựơc không?
+ Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì?
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu?
+ Khi nào bóng tối xuất hiện?
- GV nêu kết luận: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối.
3.4. HĐ 4: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối.(8’)
- GV hỏi:
+ Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không? Khi nào nó sẽ thay đổi?
 
 
 
- GV tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.
  
- Gv kết luận: Khi thay đổi  phương chiếu sáng của vật chiếu sáng, đối với vật cản sáng, thì bóng của vật thay đổi  về hình dạng, kích thước.
 
 
 
 
 
 
 
 
- GV hỏi:
+ Bóng của vật thay đổi khi nào?
 
 
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn?
 ( làm bài tập 1 mục 1.3 vở bài tập tr.63 – 64)
- GV kết luận: 
- Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối.
- Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
- GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
4. Củng cố và dặn dò: 3’
* GD: Vận dụng bài học về ánh sáng, bóng tối vào trong cuộc sống hàng ngày.
- Dặn làm Trò chơi “Hoạt hình” bằng cách tạo bóng các con vật bằng bàn tay trên tường ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
 
- HS nêu:
+Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai……
+ Cần có những quy định chung về không gây ồn ở nơi công cộng. Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền đến tai.
- Hs nhận xét bạn.
 
 
- Lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
- Tranh 1: ban ngày ; tranh 2 ban đêm.
 
- hs trả lời viết theo bảng sau
 
 
 
 
 
- hs báo cáo kết quả
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Do vật đó tự phát sáng hoặc do có ánh sáng chiếu vào vật đó.
- Ánh sáng truyền qua đường thẳng.
- Khi ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
- HS đọc.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- HS quan sát và trả lời:
+ Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái. Nửa bên phải có bóng râm, còn nửa bên trái vẫn có ánh sáng của mặt trời.
+ Bóng của người xuất hiện ở phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống.
- HS nghe.
 
 
 
 
 
 
 
- HS lắng nghe.
 
 
- HS phát biểu dự đoán của mình. Dự đoán đúng là:
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách.
+ Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách.
 
 
 
 
- HS trình bày kết quả thí nghiệm.
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp.
+ Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp.
- HS trả lời:
+ Ánh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được.
+ Những vật không cho ánh sáng truyền gọi là vật cản sáng.
+ Ở phía sau vật cản sáng.
+ Khi vật cản sáng được chiếu sáng.
- HS nghe.
 
 
 
 
- HS trả lời;
+ Theo em hình dạng và kích thước của vật có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi.
+ HS giải thích theo sự hiểu biết của mình.
- HS quan sát thí nghiệm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi.
 
 
 
- Hs trình bày kết quả sau khi quan sát.
- Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi. Khi đén chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái.
- HS trả lời:
+ Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
+ Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng.
 
 
 
 
 
 
 
 
- 3 HS đọc.
 
 
 
Xem nhiều