Powerpoint bài CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM BÀI 3: CHƠI VỚI CHẤM môn mĩ thuật lớp 1

Giáo án Powerpoint bài CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM BÀI 3: CHƠI VỚI CHẤM môn mĩ thuật lớp 1, bài giảng điện tử môn mĩ thuật lớp 1, bài CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM BÀI 3: CHƠI VỚI CHẤM

TUẦN 5
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
LỚP 1
LỚP 1
CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM
BÀI 3: CHƠI VỚI CHẤM ( Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau:
- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
- Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
- Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1. Năng lực mĩ thuật
- Nhận biết chấm xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Tạo được chấm bằng một số cách khác nhau; biết vận dụng chấm để tạo sản phẩm theo ý thích.
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm để thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, chia sẻ cảm nhận trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm (hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm,…) trong thực hành sáng tạo.
2.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trong học tập.
- Năng lực thể chất: Biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác tạo thực hành sản phẩm.
II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
- Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, đất nặn, bông tăm,…
- Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, màu goát, bông tăm; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
- Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế,…
- Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp,…
- Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
– Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.
– Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm được tạo nên từ chấm bằng các chất liệu, vật liệu khác nhau và chia sẻ cảm nhận.
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm
Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm và thảo luận:
 
– Số HS trong mỗi nhóm: 6 HS.
– Chuẩn bị: 5 hình ảnh vẽ bằng nét; nội dung hình ảnh: Cây hoa, quả, con vật, mặt trời, hình tròn,…
– Sử dụng mỗi hình ảnh làm phần quà cho mỗi nhóm HS.
– Giao nhiệm vụ:
+ Lựa chọn chất liệu để thực hành
+ Tạo chấm và sắp xếp chấm thể hiện hình ảnh, kết hợp trao đổi về sản phẩm trong thực hành.
– Gợi ý HS thực hiện: Có thể sử dụng các chấm kích thước giống nhau/khác nhau? Có thể tạo chấm có màu sắc giống nhau/ khác nhau.
– Quan sát các nhóm, mỗi nhóm HS; gợi mở nội dung trao đổi, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
– Tổ chức Hs trưng bày sản phẩm
– Gợi ý nội dung HS thảo luận, nhận xét, chia sẻ cảm nhận: Tên sản phẩm của nhóm, cách sử dụng vật liêu/chất liệu, bày tỏ cảm xúc về sản phẩm,...
– GV nhận xét tiết học, gợi mở HS ý tưởng vận dụng sản phẩm.
Hoạt động 4: Vận dụng
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trang 17, SGK
– Gợi mở HS có thể tạo sản phẩm khác từ chấm.
– Khích lệ HS thực hành (nếu HS thích).
Hoạt động 5: Tổng kết bài học
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.
 
– Suy nghĩ, chia sẻ
 
– Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.
 
- Quan sát, suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận.
 
 
 
 
 
– Thảo luận nhóm:
+ Chọn vật liệu, chất liệu để thực hành
+ Chia sẻ, trao đổi trong thực hành.
– Tạo sản phẩm nhóm
– Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Trưng bày sản phẩm nhóm
– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm nhóm.
 
 
 
 
 
– Quan sát, lắng nghe
 
 
 
– Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)
 
– Lắng nghe
– Chia sẻ cảm nhận về bài học.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 5
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
LỚP 2
Hoạt động giáo dục Mĩ thuật
Bài 5: Tập nặn tạo dáng
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN HÌNH CON VẬT 
 
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
* Kiến thức: 
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật.
* Kĩ năng: 
- Biết cách nặn, xé dán hoặc vẽ con vật.
- HS năng khiếu : Hình vẽ, xé dán hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp (nếu là vẽ hoặc xé dán).
* Thái độ: 
- HS nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
2. Mục tiêu riêng
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật.
- Vẽ và xé, dán được con cá
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật. 
- Bài thực hành của HS năm trước
- Giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, màu.
- Bộ ĐDDH 
2. Học sinh:  - Vở tập vẽ, bút chì, màu.
                     - Giấy màu, hồ dán, hoặc đất nặn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (1p)
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT
1. Hoạt động1:Quan sát, nhận xét (5p)
- GV treo tranh ảnh 1 số con vật, đặt câu hỏi:
 
       
 
? Con vật trong tranh có tên gọi là gì ?
 
? Hình dáng, đặc điểm các con vật trên?
? Con vật có nhữg bộ phận nào ?
 
? Hình dáng khi chạy nhảy có thay đổi không? 
? Màu sắc của các con vật?
? Kể thêm một số con vật mà em biết ?
2. Hoạt động 2: Cách nặn, cách xé dán, cách vẽ con vật (7p)
- GV cho HS quan sát tranh quy trình nặn con vật.
? Nêu cách nặn con vật?
- GV nhận xét và nặn mẫu cho HS quan sát.
1.Cách nặn: 
    
Cách 1: Nặn đầu, thân, chân, đuôi,.. con vật rồi ghép và chi tiết của dính.rồi ghép, dính lại thành hình con vật.
Cách 2: Từ thỏi đất, bằng cách nặn, vuốt để tạo thành hình dáng con vật.
 
2. Cách vẽ:  
- GV dùng hình gợi ý hướng dẫn cách vẽ.
+ Vẽ hình dáng con vật cho vừa với khổ giấy.
+ Vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm con vật.
+ Vẽ thêm cỏ, cây, hoa...
+ Vẽ màu theo ý thích.
 
 
 
3. Cách xé dán: 
- GV dùng hình gợi ý hướng dẫn cách dán.
a. Chọn giấy:
- Chọn giấy màu làm nền
- Chọn giấy màu để xé hình con vật (sao cho rõ hình con vật nổi bật trên giấy)
b. Cách xé hình:
- Xé phần chính trước, các phần nhỏ sau.
- Xé các chi tiết.
- Dán hình con vật đã xé lên giấy nền sao cho phù hợp với khổ giấy. Chú ý tạo dáng con vật sinh động hơn. 
- Dùng hồ dán từng phần con vật (không xê dịch các vị trí đã xếp)
- Có thể xé dán con vật bằng nhiều màu hoặc từ một mảnh giấy.
- Cố thể vẽ hình con vật lên giấy rồi xé giấy dán cho kín hình (2,3 hoặc nhiều màu).
3. Hoạt động 3:Thực hành(20p)
- GV yêu cầu HS vẽ con vật vào VTV 2 trang 12.
- GV quát gợi ý những HS còn lúng túng chưa biết cách làm bài.
4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)
- GV cùng HS trưng bày một số bài vẽ trên bảng. 
- Yêu cầu 3HS lên tự giới thiệu về tranh của mình theo các tiêu chí sau :
? Tranh vẽ con vật gì ?
? Cách vẽ hình ảnh (cân đối hay chưa cân đối, sinh động hay chưa) ?
? Màu sắc (tươi sáng, nổi bật hình ảnh con vật chưa) ?
? Em thích bài bạn nào nhất ? Vì sao ?
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.
*Dặn dò: 
- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.
- Tìm và xem tranh dân gian.
- Chuẩn bị màu vẽ, VTV 2.
 
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Con thỏ, con gà, con mèo, con trâu...
 
- 3 HS nêu.
 
- Đầu, thân, chân, mắt, mũi,miệng
- Có sự thay đổi.
 
- 2HS nêu.
- Con trâu, con chó, con vịt...
 
 
 
- HS quan sát.
 
- 3 HS nêu cách nặn.
- HS theo dõi GV làm mẫu.
 
 
 
 
 
- HS quan sát.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- HS quan sát.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quan sát gv hướng dẫn cách xé dán
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- HS vẽ bài vào VTV2, trang 12.
 
 
 
 
- Hs quan sát, nhận xét theo các tiêu chí gv đa ra.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- HS lắng nghe. 
 
 
 
 
 
 
 
- HS nghe dặn dò để chuẩn bị cho bài học sau.
 
 
HS quan sát tranh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nghe các bạn trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- HS quan sát.
 
 
 
 
 
 
 
Quan sát gv nặn mẫu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quan sát gv vẽ mẫu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quan sát gv hướng dẫn cách xé dán
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS vẽ bài vào vở 
 
 
 
 
Quan sát và nghe nhận xét
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS nghe dặn dò 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 5
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
LỚP 3
Bài 5: Tập nặn tạo dáng
Tiết 5 : NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN HÌNH HÌNH QUẢ
 
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
* Kiến thức: 
- HS nhận biết hình, khối của 1 số quả.
* Kĩ năng : 
- HS nặn được một vài quả gần giống với mẫu.
- HS năng khiếu: Hình nặn cân đối, gần giống mẫu
* Thái độ: 
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của quả .
2. Mục tiêu riêng :
- HS nhận biết hình dáng của 1 số quả.
- HS nặn được một vài quả gần giống với mẫu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Sưu tầm tranh, ảnh một số loại quả có hình dáng, màu sắc đẹp.
           - Một vài loại quả thực như: quả cam, chuối, xoài,...
           - Một quả mẫu nặn.
- Đất nặn, giấy thủ công.
2. Học sinh: 
- Vở vẽ, chì, màu
- Giấy màu, hồ dán, đất nặn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (1p)
? Nhắc lại cách vẽ tranh trường em?
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
 3. Bài mới
* Giới thiệu bài (2p)
- GV vẽ lên bảng một số loại quả
+ Trên bảng cô vẽ những quả gì?
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- GV: Trong cuộc sống hàng ngày các em gặp rất nhiều loại quả có hình dáng và màu sắc khác nhau. Vậy các em có muốn nặn được quả mà mình thích đẹp không? Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 5: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình quả. Ở bài 3 các em học cách vẽ quả rồi, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách nặn và xé dán quả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT
1. Hoạt động1:Quan sát, nhận xét (5p)
- Cho HS xem một số loại quả như: chuối, táo, cam, ổi, xoài.
? Tên của quả ?
 
? Đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau của các quả trên ?
? Quả có màu gì ?
 
 
 
 
 
? Kể tên một số quả dạng mà em biết?
? Em thích nặn quả gì. Tại Sao?
- GVKL: Có rất nhiều loại quả, mỗi loại quả có hình dạng, màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng. Để nặn hay vẽ, xé dán được một quả đẹp thì chúng ta cần nắm được đạc điểm, hình dáng và màu sắc của quả đó.
2. Hoạt động 2: Cách nặn quả (7p)
? Theo em muốn nặn được một quả ta phải làm như thế nào?
? HS nhận xét.
- GVKL và hướng dẫn cách nặn, xé dán.
* Cách nặn:
C1: Nặn từng bộ phận và chi tiết của quả rồi ghép dính.
- Chọn đất màu thích hợp.
- Nhào đất nặn cho dẻo, mềm.
- Nặn thành khối hình dáng của quả.
- Nắn, gọt dần cho giống với mẫu.
- Sửa hoàn chỉnh và gắn, dính các chi tiết (cuống, lá) hoàn chỉnh quả.
C2: Nhào thành 1 thỏi đất rồi nặn...
* Cách xé dán:
- Chọn màu giấy cho phù hợp.
- Vẽ hình quả trên tờ giấy sao cho cân đối với khổ giấy (không quả to hoặc quá nhỏ)
- Xé hình quả.
- Xé thêm các chi tiết (cuống, lá) dán vào khổ giấy cho cân đối.
- GV cho xem HS tham khảo một số bài xé dán, nặn. 
3. Hoạt động 3: Thực hành (20p)
- GV đặt một số quả trên bàn để gợi ý HS chọn, nặn hoặc xé dán.
- Yêu cầu HS dùng bảng con đặt trên bàn để nhào nặn đất, không làm rơi đất, không bôi bẩn lên bàn hoặc quần áo.
- GV đến từng bàn gợi ý, hướng dẫn, bổ sung.
- Yêu cầu HS vừa quan sát, vừa nặn.
4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)
- YC các nhóm trình bày sản phẩm.
? Hình dáng (rõ đặc điểm quả chưa) ?
? Màu sắc (phù hợp) ?
? Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- GV nhận xét, tuyên dương lớp học.
*Dặn dò: 
- Chuẩn bị VTV, bút chì, tẩy, màu cho bài 6.
 
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Măng cụt, quả táo, quả bí đỏ.
- 3 HS trả lời :
+ Quả chuối nhỏ dài, hơi cong có màu vàng và xanh.
 + Quả táo, cam, ổi tròn có màu xanh, đỏ.
+ Quả xoài to ở phần cuống nhỏ nhỏ dần phận cuối của quả, có màu vàng.
- 2 HS kể.
- 2 HS trả lời.
- HS nghe.
 
 
 
 
 
 
 
- 2 HS nêu.
 
 
 
 
 
- HS theo dõi GV nặn. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- HS theo dõi GV xé dán. 
 
 
 
 
- HS tham khảo bài
 
 - HS làm bài.
 
 
- HS nhận xét bài theo theo tiêu chí GV đưa ra.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
- HS lắng nghe dặn dò
 
 
Quan sát
 
 
 
Nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nghe gv kl
 
 
 
 
 
 
Nghe
 
 
 
 
 
HS theo dõi GV nặn
 
 
 
 
 
 
 
 
HS theo dõi GV xé dán
 
 
 
Quan sát
 
 
 
 
Nặn quả cam
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quan sát và nghe nx 
 
 
 
 
 
Nghe dặn dò
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 5
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
LỚP 4
Bài 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH PHONG CẢNH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:tìm hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
2. Kĩ năng: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh thông qua bố cục, hình ảnh, màu sắc.
3.Thái độ: Hs yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh và 1 số bức tranh về đề tài phong cảnh.
III. Các hoạt động dạy học:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:(1’) Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:(3’)
- Gv nêu: Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh vật, có thể vẽ thêm người và con vật cho sinh động. Nhưng cảnh chính vẫn là phong cảnh: Nhà, cây, núi, ... Tranh phong cảnh có thể vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau. Tranh phong cảnh thường được treo ở phòng làm việc, treo ở nhà.
 b. Hoạt động 1:   Xem tranh(10’)
+ Tranh "Phong cảnh Sài Sơn" - Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 - 1976)
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm: Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu hs quan sát tranh thảo luận trong 4 phút.
 
 
 
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
? Trong tranh có những hình ảnh nào?
 
? Tranh vẽ về đề tài gì?
? Màu sắc trong bức tranh như thế nào?
? Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?
 
? Trong tranh còn có hình ảnh nào nữa?
? Các đường nét vẽ trong tranh như thế nào?
 
+ Tranh "Phố cổ" - Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988)(10’)
- Gv giới thiệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái: Quê hương của ông (Huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây), ông say mê vẽ về phố cổ Hà Nội và rất thành công ở đề tài này. Phong cách thể hiện của hoạ sĩ có cách nhìn, cách cảm nhận và cách thể hiện rất riêng. Ông được nhà nước tặng thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996.
- Yêu cầu hs quan sát tranh
? Bức tranh vẽ có những hình ảnh nào?
? Dáng vẻ của các ngôi nhà?
? Màu sắc của bức tranh?
- GV: Bức tranh được vẽ với những hoà sắc ghi (xám), nâu trầm, vàng nhẹ đã thể hiện sinh động các hình ảnh những mảng tường rêu phong, những mái ngói đỏ đã trở thành nâu sẫm, những ô cửa xanh đã bạc màu. Những hình ảnh này cho ta thấy dấu ấn thời gian in đậm nét trong phố cổ. Cách vẽ khẻo khoắn, khoáng đạt của hoạ sĩ đã thể hiện  rất sinh động dáng vẻ của các ngôi nhà đã có hàng trăm năm tuổi. Những hình ảnh người phụ nữ, em bé gợi cho người xem cảm nhận về cuộc sống bình yên diễn ra trong lòng phố cổ.
+ Tranh "Cầu Thê Húc" - Tranh bột màu của Tạ Kim Chi.(5’)
- Yêu cầu hs quan sát tranh (2 phút)
- GV gợi ý hs tìm hiểu các hình ảnh trong tranh.
? Màu sắc, chất liệu?
? Cách thể hiện bức tranh?
c. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá(5’)
- Gv nhận xét chung lớp học, tuyên dương nhóm hs tích cực, nhắc nhở 1 số hs có ý thức chưa tốt.
Củng cố: Phong cảnh đẹp thường gắn liền với môi trường xanh - sạch - đẹp. Môi trường không chỉ giúp cho con người có sức khoẻ tốt mà còn là nguồn cảm hứng khi vẽ tranh. Vì vậy các em cần có ý thức bảo vệ và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và vẽ thêm nhiều bức tranh phong cảnh quê hương mình.
3. Dặn dò: (1’) Về nhà vẽ tranh phong cảnh quê hương em. - Hs bày đồ dùng học tập để Gv kiểm tra
 
 
 - Hs lắng nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hai bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, tự bầu nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên. Nhóm trưởng điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu. Thư kí ghi những ý kiến thống nhất vào phiếu.
- Đại diện các nhóm báo cáo, bổ sung.
 
+ Trong tranh có hình ảnh người, cây, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi.
+ Vẽ về đề tài phong cảnh nông thôn.
+ Màu sắc trong sáng, nhẹ nhàng.
+ Hình ảnh làng quê nông thôn Việt Nam.
+ Các cô gái ở bên ao làng.
+ Nét vẽ đơn giản, sinh động và thay đổi phù hợp với từng hình ảnh: dãy núi, dáng người, cây cối.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát tranh
+ Đường phố, những ngôi nhà.
+ Nhấp nhô, cổ kính.
+ Trầm ấm, giản dị.
- Hs lắng nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
 
 
 
 
 
 
- Hs lắng nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Quan sát, sưu tầm 1 số quả có dạng hình cầu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 5
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
LỚP 5
BÀI 5: TẬP NẶN TẠO DÁNG
                                      NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
1. Kiến thức: Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động 
2. Kĩ năng: H/s biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng 
3. Thái độ: H/s có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh ảnh các con vật quen thuộc 
- Đất nặn và đồ dùng nặn 
- Một số con vật nặn của học sinh
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (1’)
- Kiểm tra đồ dùng của h/s
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp(1’)
b.Hoạt động1: Quan sát, nhận xét(5’) 
- Giáo viên cho h/s quan sát tranh ảnh về các con vật với các tư thế khác nhau
* Em hãy kể tên một số con vật ?
* Em có nhận xét gì về hình dáng của các con vật trong các tư thế khác nhau?
* Con vật có những bộ phận nào ?
* Giữa các con vật có điều gì giống và khác nhau ?
 
* Ngoài các con vật trong tranh, ảnh em còn biết con vật nào khác ?
* Em thích con vật nào vì sao?
* Em hãy miêu tả đặc điểm, hình dạng màu sắc của con vât em sẽ nặn?
c. Hoạt động 2: Cách nặn (5’)
- Giáo viên gợi ý h/s cách nặn 
- Nhớ lại tư thế hình dáng đặc điểm con vật nào em sẽ nặn.
- Chọn đất màu cho phù hợp, nặn hình dáng và nặn chi tiết
*Cách nặn: Nặn từng bộ phận và các chi tiết của con vât rồi sau đó ghép chúng lại với nhau
+ Nhào đất thành thỏi  rồi vuốt  kéo hình dáng ,chi tiết để tạo dáng con vật cho sinh động 
- Nặn các chi tiết cho phù hợp để con vật thêm sinh động .
d. Hoat động 3: Thực hành  (18’)
- Gv cho hs thực hành theo nhóm 
- Nhóm cùng sở thích
 
- Nhóm cá nhân 
 
- Gv đến từng nhóm động viên, hướng dẫn  h/s thực hành.
- Gv nhắc hs giữ vệ sinh khi thực hành.
đ. Hoạt động4:Nhận xét,đánh giá (4’)
 - Yêu cầu hs trưng bày sản phẩm theo nhóm, cá nhân.
- Yêu cầu hs nhận xét theo các tiêu chí:
* Nhận xét về hình dáng, đặc điểm con vật - sắp xếp hình ảnh chi tiết có đẹp không?
* Hãy chọn ra những sản phẩm đẹp?
- Gv nhận xét, đánh giá bài của hs.
3. Dặn dò: Đọc, quan sát bài 6(1’)
 
 
 
 
 
- H/s quan sát 
 
 
+ Trâu, bò, lợn, gà, ...
+ Hình dáng các con vật thay đổi theo các tư thế khác nhau.
 
+ Đầu, thân, chân, đuôi.
+ Giống nhau đều có các bộ phận đầu, mình, thân, chân; nhưng các con vật khác nhau ở các bộ phận đuôi, tai, lông, ...
+ Voi, hổ, hươu, khỉ, ngựa, ...
 
- Hs tiếp nối nhau trả lời
- Hs trả lời
 
 
 
 
 
 
 
- Nặn đầu, thân, chân sau đó nặn đuôi, tai.
 
 
 
 
 
 
 
- Hs chia làm các nhóm
N1: Hs có cùng sở thích nặn các con vật giống nhau.
+ Các cá nhân nặn các con vật theo ý thích của mình.
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát sản phẩm của các nhóm.
 
- Hs nhận xét theo các tiêu chí gv đưa ra.
 
 
 
 
- Hs lắng nghe.
 
- Về nhà chuẩn bị cho bài sau.
 
Xem nhiều