Powerpoint bài CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC môn mĩ thuật lớp 1

Giáo án Powerpoint bài CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC môn mĩ thuật lớp 1, bài giảng điện tử môn mĩ thuật lớp 1, bài CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC

TUẦN 9
Lớp 1
Ngày soạn :
Ngày giảng: 
CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC ( tiết2)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng cho Hs các phẩm chất như: chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật,…thông qua một số biểu hiện và hoạt động  chủ yếu sau:
• Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,… phục vụ học tập.
• Biết thu gom giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
• Có ý thức bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1 Năng lực mĩ thuật
- Biết vận dụng các nét gấp khúc, xoắn ốc để tạo sản phẩm theo ý thích.
         -  Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2.2 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo; tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm để tạo nên sản phẩm.
2.3 Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,…sản phẩm.
- Năng lực thể chất: vận dụng sự khéo léo của bàn tay để thực hiện các thao tác như: cuộn, gấp, uốn,…
 II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
• Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, bìa giấy,…
• Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, hình ảnh trực quan; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
• Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, …
• Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, đặt câu hỏi,…
• Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học
- Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung Vận dụng.
Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 27 SGK .
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy gì trong hình?
+ Con rắn được tạo nên từ nét gì?
+ Cái quạt  được tạo nên từ nét gì?
+ Cách tạo ra con rắn, cái quạt từ nét gấp khúc, nét xoăn ốc.
 - GV giới thiệu thêm hình ảnh sản phẩm từ hai kiểu nét đã học.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học.
- GV chốt lại: Có thể tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật theo ý thích từ nét gấp khúc, nét xoắn ốc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo: xem trước bài 6 SGK, chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu theo yêu cầu ở mục chuẩn bị trong Bài 6, trang 28 SGK.
 
- Suy nghĩ, chia sẻ, bổ sung.
 
 
 
- HS quan sát.
 
- HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung.
 
 
 
 
- HS quan sát.
 
 
 
 
 
 
- HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
Lớp 2
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Bài 9: VẼ THEO MẪU
                                                            VẼ CÁI MŨ 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tìm hiểu đặc điểm, hình dáng, đặc điểm,vẻ đẹp của mũ (nón).
2.Kĩ năng: biết cách vẽ,tập được cái mũ và vẽ được cái mũ theo ý thích. 
3.Thái độ :Hs biết yêu quí và bảo vệ đồ dung của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: 1 số loại mũ; bài vẽ của hs năm trước.
- Học sinh: Vở vẽ 1, chì, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:(1’) Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:  Trực tiếp.(1’)
b. Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét(6’)
- GV cho hs quan sát 1 số loại mũ, đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu về hình dáng, đặc điểm và màu sắc của mũ.
* Em hãy gọi tên từng chiếc mũ mà em biết?
* Hình dáng những chiếc mũ này có gì giống và khác nhau?
 
 
 
 
* Mũ thường có những màu gì?
* Mũ có được trang trí không?
* Mũ được làm bằng chất liệu gì?
- GV: để vẽ được chiếc mũ đẹp và gần giống mẫu các em cần quan sát kĩ hình dáng, đặc điểm của mũ trước khi vẽ.
c. Hoạt động 2: Cách vẽ (4’)
- Gv bày mẫu 2 chiếc mũ để hs lựa chọn mẫu vẽ. GV vẽ minh hoạ lên bảng cách vẽ mũ lưỡi trai:
B1: Vẽ phác bộ phận chính của mũ.
 
 
B2: Vẽ chi tiết.
 
B3: Sửa hình cho gần giống mẫu, trang trí vẽ màu theo ý thích.
 
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ.
d. Hoạt động 3: Thực hành(19’)
- GV cho hs quan sát một số bài của hs năm trước để hs nhận biết.
- Hướng dẫn hs vẽ chiếc mũ cân đối với khổ giấy.
- Nhắc hs khi vẽ chú ý tỉ lệ, hình dáng giữa các bộ phận của mũ.
- Vẽ màu và trang trí theo ý thích.
- Gợi ý hs tô màu tươi sáng, gọn gàng, sạch sẽ.
- Gv đến từng bàn quan sát hướng dẫn hs hoàn thành bài tập.
đ. Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá(3’)
- Gv thu một số bài của hs đính lên bảng, gợi ý hs nhận xét.
* Hình vẽ có cân đối với khổ giấy không?
* Hình vẽ có gần giống mẫu không?
* Hình vẽ bạn trang trí có đẹp không?
* Em thích bài nào nhất? vì sao?
- Gv nhận xét bổ sung, Tuyên dương những hs có bài vẽ đẹp.
- Gv nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò: Về nhà xem trước bài 10(1’)
- Hs bày đồ dùng học tập để Gv kiểm tra
 
 
 
- Hs quan sát và nhận xét.
 
 
+ Mũ lưỡi chai, mũ cối, mũ vành tròn, mũ nan, ....
+ Hình dáng mũ lưỡi trai và mũ len giống nhau vì có vành; mũ cối và mũ vành tròn giống nhau vì có vành to và tròn. Khác nhau là mũ lưỡi trai và mũ len chỉ có nửa vành tròn; mũ cối và mũ vành tròn có cả vành  tròn to.
+ Vàng, đỏ, đen, xanh, nâu, ....
+ Có mũ được trang trí ở vành.
+ Cói, len, sợi, vải, ...
- Hs thực hiện bày mẫu theo gợi ý của GV.
 
 
- Hs quan sát
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- 3 hs nêu
 
- Hs quan sát
 
- Hs quan sát mẫu GV đặt để vẽ:  Vẽ hình gần giống mẫu. Trang trí và vẽ màu theo ý thích. 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát nhận xét theo các tiêu chí gv đưa ra.
 
 
 
 
 
- Hs lắng nghe.
 
 
- Hs về nhà quan sát kĩ người thân
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 3 TUẦN 9
Soạn:
Giảng:
VẼ TRANG TRÍ
                                           VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
                   Tranh "Múa rồng" - phỏng theo tranh của Quang Trung
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh. 
1. Kiến thức: Hiểu biết hơn về cách sử dụng màu.
2.Kĩ năng: Vẽ được màu vào hình có sẵn theo cảm nhận riêng .
3. Thái độ: yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: 1 số tranh vẽ của thiếu nhi về đề tài lễ hội; 1 số bài của hs năm trước.
- Học sinh: Vở vẽ 3, chì, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 
Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (1’)
 Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:Trực tiếp(1’)
b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(5’)
- GV giới thiệu 1 số tranh vẽ  về đề tài lễ hội để hs thấy được quang cảnh, không khí của lễ hội.
* Các hoạt động của lễ hội diễn ra như thế nào?
* Thời gian diễn ra lễ hội là ngày hay đêm?
* Màu sắc của con người và khung cảnh lễ hội ban ngày, ban đêm có gì khác nhau?
- GV cho hs quan sát tranh vẽ nét và gợi ý: Đây là bức tranh chưa hoàn chỉnh, mới có nét chưa có màu. Để cho bức tranh hoàn chỉnh và đẹp các em cần phải vẽ màu cho bức tranh. Các em vừa quan sát các bức tranh  đẹp vẽ về lễ hội, hãy học tập cách vẽ màu của bạn khi vẽ màu bức tranh của mình.
c. Hoạt động 2: Cách vẽ màu.(5’)
- Hướng dẫn hs không vẽ ngay mà quan sát kĩ hình vẽ để  có ý tưởng chọn màu phù hợp với bức tranh.
- Hướng dẫn hs cách vẽ màu
+ Chọn màu cho hình ảnh chính - phụ.
+ Chọn màu nền thích hợp.
- Các màu lựa chọn cần phù hợp, có đậm nhạt, tạo nên vẻ đẹp và không khí của ngày lễ hội
 
 
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ.
Lưu ý: Tô màu cần tô gọn gàng, sạch sẽ.
 
d. Hoạt động 3: Thực hành(18)
- Yêu cầu hs làm bài tập vào VTV3.
- Gv đến từng bàn quan sát động viên các em hoàn thành bài vẽ, động viên khích lệ hs.
Lưu ý: khi vẽ màu có thể kết hợp các chất liệu: Vẽ chồng màu, vẽ lẫn màu nước và màu sáp.
đ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(4’)
- Gv chọn 1 số bài hs thực hành tốt và chưa tốt treo lên bảng gợi ý hs nhận xét về cách sử dụng màu, cách tô màu mảng chính phụ, tô màu hoàn thành bức tranh.
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài làm của hs.
- Tuyên dương những hs có bài vẽ đẹp.
-  Gv nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò: (1’) Về nhà xem trước bài 10, chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
- hs bày đồ dùng học tập để Gv kiểm tra
 
 
 
- Hs quan sát và nhận xét.
 
 
+ Các hoạt động diễn ra rất sôi động.
 
+ Cả ngày và đêm
 
+ Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng; cảnh vật ban đêm dưới ánh  ánh đèn, ánh lửa thì lung linh huyền ảo.
- Hs quan sát và nghe giảng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 
 
- 3 hs nêu
- Hs chọn từ 4 đến 5 màu theo ý thích, vẽ thoải mái không gò bó.
- Tô màu gọn gàng sạch sẽ.
   
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát nhận xét theo các tiêu chí gv đưa ra.
 
 
 
- Hs lắng nghe.
- Hs về nhà sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ và thiếu nhi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 4 TUẦN 9
Soạn:
Giảng:
         
                                             Bài 9: VẼ TRANG TRÍ
                                            VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh 
1.Kiến thức: Tìm hiểu hình dáng, đặc điểm  của 1 số loại hoa, lá đơn giản.
2.Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ đơn giản 1 số bông hoa, chiếc lá.
3.Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, 1 số loại hoa, lá thật; hình gợi ý cách vẽ; bài vẽ của hs năm trước.
- Học sinh: Vở vẽ 4, chì, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (1’) Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.(1’)
b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(6’)
- Gv cho hs quan sát 1 số hoa lá và bài trang trí hình vuông, hình tròn có sử dụng  hoạ tiết hoa lá để hs  tìm hiểu.
- Gv giải thích: Đơn giản hoa lá là dựa vào những đặc điểm của hoa lá thật, lược bỏ những chi tiết rườm rà và sắp xếp lại cấu trúc  cho chúng cân đối và đẹp hơn song vẫn không làm mất đi hình dáng ban đầu.
- Các loại hoa lá có hình dáng và màu sắc phong phú.
- Vẽ hoa lá thường được sử dụng  trong trang trí nhưng cần vẽ đơn giản cho đẹp.
Ví dụ: Hình hoa, lá trang trí ở khăn, áo, bát, ...
- Yêu cầu hs quan sát hình 1 SGK/23.
? Cho biết tên gọi các loại hoa lá?
? Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau?
? Kể tên 1 số loài hoa đẹp  mà em thích?
? So sánh hình dáng của lá hoa hồng và lá hoa cúc?
? Lá trầu, lá bàng có hình dáng như thế nào?
=> Gv tóm tắt: Hoa lá trong thiên nhiên có hình dáng, màu sắc đẹp. Từ hoa, lá này hoạ sĩ có thể đơn giản, cách điệu để sử dụng trong trang trí, lược bỏ bớt những chi tiết rườm rà và sắp xếp lại cấu trúc cho cân đối song vẫn không làm mất đi hình dáng và cấu trúc ban đầu.
c. Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa lá(4’)
- Gv cho hs quan sát hoa, lá thật để biết hình dáng chung của chúng.
- Sau đó Gv vẽ minh hoạ lên bảng cho hs quan sát:
B1: Vẽ trục và các nét chính của hoa, lá.
B2: Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác nét chính của hoa, lá.
B3: Vẽ màu theo ý thích.
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ.
Lưu ý: Tô màu cần tô gọn gàng, sạch sẽ.
c. Hoạt động 3: Thực hành(19’)
- GV cho hs quan sát một số bài của hs năm trước để hs nhận biết.
- Hướng dẫn hs vẽ hoa, lá cân đối với khổ giấy.Vẽ màu theo ý thích
- Gv đến từng bàn quan sát động viên các em hoàn thành bài vẽ.
d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(3’)
- Gv thu một số bài của hs đính lên bảng, gợi ý hs nhận xét.
? Bạn vẽ có cân đối với khổ giấy chưa?
? Vẽ hình lá cây và hoa có rõ hình dáng, đặc điểm không?
? Bạn tô màu có đẹp không?
? Em thích bài nào nhất? vì sao?
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài làm của hs.
- Tuyên dương những hs có bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò: 1’ Về nhà xem trước bài 10. - Hs bày đồ dùng học tập để Gv kiểm tra
 
 
 
- Hs quan sát và nhận xét.
 
 
- Hs lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi
- Lá hồng, bưởi, trầu, tía tô
- Lá hình tim, thon dài...
 
- 3 hs kể
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  
 
                         
                                                                                       - 3 hs nêu
 
 
 
- Hs quan sát
 
- Hs thực hành cá nhân theo các bước GV đã hướng dẫn.
- Vẽ màu theo ý thích. 
 
 
 
- Hs quan sát nhận xét theo các tiêu chí gv đưa ra.
 
 
 
- Hs lắng nghe.
 
 
- Hs quan sát kĩ đồ vật có dạng h. trụ
 
Lớp 5 TUẦN 9:
Soạn: 
Giảng :
Bài 9: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
             GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Nhận thức vẻ đẹp và các giá trị nghệ thuật của điêu khắc cổ Việt Nam. Qua đó có ý thức trân trọng và giữ gìn các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cổ - Di sản văn hoá của dân tộc.
2. Kĩ năng: Hs làm quen với nghề điêu khắc và kĩ thuật khắc ở Việt Nam.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Tranh , ảnh, tư liệu về điêu khắc; tranh ảnh trong bộ đồ dùng dạy học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:(1’)  Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.1(1’)
 
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc.10’
- Yêu cầu hs quan sát tranh trong bộ đồ dùng dạy học
* Sau khi quan sát, em có nhận xét gì về  chất liệu dùng để điêu khắc ?
* Cách thể hiện ?
* Có gì khác giữa điêu khắc và tranh ?
 
 
 
 
 
 
=> GV bổ sung: Điêu khắc là 1 loại hình nghệ thuật lâu đời thường có ở đình, chùa, lăng tẩm. Thể hiện các chủ đề tín ngưỡng, thường được làm bằng các chất liệu: gỗ, đá, đồng, ....
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu 1 số pho tượng và phù điêu nổi tiếng. (10’)
*Tượng  
+Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, 
nghìn tay
- Được đặt ở chùa Bút Tháp - Bắc Ninh.
- Được tạo bằng gỗ, có rất nhiều cánh tay và mắt, tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức phật. Các cánh tay được xếp thành nhừng vòng tròn như ánh hào quang đang toả sáng sẵn sàng che chở cho con người. hàng ngàn ánh mắt tượng trưng cho khả năng nhìn thấy hết được mọi nỗi khổ đau của con người và sẵn sàng cứu giúp.
+Tượng A di đà
- Được đặt ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh)
- Được tạo từ đá, Phật toạ trên toà sen, trong trạng thái thiền đình. Khuôn mặt hình dáng dịu dàng và đôn hậu. Nét mặt được thẻ hiện tài tình qua từng chi tiết, các nếp áo cũng như các hoạ tiết được trang trí trên bức tượng.
+Tượng Vũ nữ Chăm
- Được đặt ở  Mỹ Sơn (Quảng Nam)
- Chất liệu bằng đá
- Vẻ đẹp khoẻ mạnh của người con gái Chăm, hình khối chắc khoẻ, gương mặt rạng rỡ.
* Em có nhận xét gì về nghệ thuật điêu khắc và ý nghĩa của các pho tượng?
* Ngoài các tác phẩm điêu khắc ở trên, em còn biết  những tác phẩm điêu khắc nào khác? Các tác phẩm đó làm bằng chất liệu gì?
* Phù điêu(10’)
* Phù điêu được làm bằng chất liệu gì?
* Hình thức và nội dung thể hiện?
=> GV kết luận: Các tác phẩm điêu khắc cổ là di sản văn hoá vô cùng quý báu  của dân tộc ta nên mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ.
- Các tác phẩm điêu khắc cổ thường được đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật, góp phần làm phong phú thêm cho  kho tàng Mĩ thuật Việt Nam.
 d. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá(3’)
- Gv nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò : Chuẩn bị bài sau học . - Hs bày đồ dùng học tập để Gv kiểm tra
 
 
 
 
- Hs quan sát trực quan, tranh trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Chất liệu gỗ, đá, đồng, ...
 
+ Đục, đẽo, nặn, gò, ...
+ Các tác phẩm điêu khắc cổ  là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện bằng cách đục, đẽo, gò. Còn tranh được tạo trên mặt phẳng bằng cách vẽ các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, bột màu, ...
- Hs lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs nghe giảng và quan sát hình trong SGK/ 27, 29, 30.
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí và ý nghĩa xuất sứ của pho tượng. Đây là 1 pho tượng cổ đẹp nhất ở Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát hình trong SGK.
 
 
 
 
- Hs kể theo hiểu biết của mình.
 
 
 
 
 
 
+ Gỗ , đá, đồng.
+ Chạm
- Hs lắng nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs lắng nghe.
 
Xem nhiều