Powerpoint bài Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 lớp 8

Giáo án Powerpoint bài Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 -1975, bài giảng điện tử môn Mĩ thuật lớp 8

SƠ LƯỢC MĨ THUẬT
VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1954 -1975
Tranh lụa
■ Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình, tranh lụa thường được nhắc đến ở một số
nước ở phương Đông có nghề trồng dâu nuôi tằm như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt
Nam. Với đặc tính thoáng, nhiều ô trống, sợi dai nhưng mềm và mịn, lụa có độ thấm hút
tốt, khó phai và chấp nhận được màu bôi lên nó mà vẫn đem lại cảm giác mềm mại, trong
và sâu.
■ Nghệ thuật vẽ tranh lụa ở Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao thành công trong những năm
1930. Năm 1925, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, được thành lập tại Hà Nội
bởi một nghệ sĩ người Pháp Victor Tardieu- người có “con mắt xanh nghệ thuật”. Một số
họa sĩ từ trường này đã kết hợp hội họa của Nghệ thuật phương Tây với thẩm mỹ phương
Đông, mang lại một sắc thái mới cho sự sáng tạo và đánh dấu sự phát triển của tranh
lụa.Kết quả ban đầu trong việc mở đường cho tranh lụa Việt Nam của sinh viên trường
Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã được ghi nhận trong một cuộc triển lãm tranh vào
năm 1931. Tranh lụa Việt Nam đã được giới thiệu và trưng bày với công chúng châu Âu
với các tác phẩm nổi tiêng của Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Nam Phương và Ngọc Văn.

Tranh khắc gỗ
- Tranh khắc gỗ là một kĩ thuật in ấn trong nghệ thuật tranh
in đồ họa, sử dụng chế bản in gỗ và phương pháp khắc nổi.
Có nghĩa là, các thành phần không in trên tranh (mảng
trắng) được khắc bỏ khỏi bề mặt của khối gỗ, phần được in
(mảng đen) là phần ở lại.
- Tất cả các loại gỗ thông dụng đều có thể tạo chế bản khắc
gỗ (một trong số ít loại gỗ không thích hợp là gỗ thông),
phổ biến hiện nay còn sử dụng ván ép gỗ công nghiệp. Bề
mặt gỗ phải được mài phẳng và làm nhẵn hoàn toàn. Để
loại bỏ gỗ ở những phần không in, người ta dùng dao khắc
gỗ. Một bộ dao khắc gỗ cung cấp các đầu dao khắc khác
nhau, gồm: dao mỏng dùng để khắc các đường viền (A),
dao trổ dùng để tạo rãnh chữ V (B), dao khắc dùng để khắc
các đường thẳng và đường song song (C), cây đục bán
nguyệt để cắt bỏ đi những phần lớn không phải in (D). Tùy
theo kĩ thuật sử dụng dao khắc sáng tạo của nghệ sĩ, những
nét khắc hay bề mặt khắc đẹp chính là đặc trưng của tranh
khắc gỗ.
- Sau khi đã khắc xong chế bản in, mực in được phủ đều bằng con lăn.
Tranh in (giấy có khả năng hút nước) được in bằng cách ép lên bản
khắc gỗ. Lực ép cần phải phân bổ đều trên mặt giấy bằng cách xoa
đều bằng tay hay đi qua máy ép.

Tranh sơn dầu
■ Tranh sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng
bột khô được nghiền kĩ với dầu lanh (cây gai), dầu óc chó, dầu cây rum hay dầu cù túc.
Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây
những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng,
nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học. Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và
độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt).
Cũng có lúc người ta dùng từ màu dầu thay cho từ sơn dầu để chỉ chất liệu dùng trong
tác phẩm hội họa

Tranh bột màu
■ Lịch sử dùng màu bột để vẽ tranh đã có từ lâu đời: một số bích hoạ ở Ai Cập cổ đại,
lưu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc... đều có dùng nguyên liệu màu bột. Ở
Châu Âu, sơn dầu cũng được phát triển từ màu bột. Vẽ màu bột có thể phủ màu này
lên màu khác, màu có sức bám tốt, đồng thời lại có thể rửa màu khi cần thiết. Vì
vậy, phạm vi sử dụng của màu bột khá rộng rãi: tranh giá vẽ, tranh tường, thiết kế
trang trí, quảng cáo... đều dùng màu bột. Kĩ thuật vẽ màu bột khá đa dạng, nhưng
có thể chia thành hai cách.
- Cách vẽ ướt dùng tương đối nhiều nước, vẽ liên tục khi màu còn đang ướt, tạo cho
tranh cảm giác mềm mại, hàm súc.
- Cách vẽ khô ít dùng nước, có thể phủ màu này lên màu khác để diễn tả hình khối và
chiều sâu không gian.
■ Đặc trưng chủ yếu của tranh màu bột thường dùng cách di bút, trát, quệt, chải... làm
cho bức hoạ có đặc tính chắc khoẻ, khoáng đạt.


Điêu khắc
■ Khái niệm điêu khắc của người phương Tây:
Điêu khắc là một ngành nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình, được sáng tạo theo nguyên tắc
về thể tích, hình khối, vật chất trong không gian ba chiều và chịu sự chi phối của những quy
luật tạo hình
■ Khái niệm điêu khắc của người Việt Nam:
Từ “điêu khắc” có nguồn gốc Hán-Việt. “Điêu” là chạm khắc, nói rộng ra thì các lối chạm
trổ thì gọi là điêu. Lấy dạo vạch vào vật gì đó thì gọi là khắc. Như vậy điêu khắc có nghĩa là
dùng dụng cụ cứng như kim loại (đục, dao…) tác động vào các chất liệu cứng như đá, gỗ,
xương, ngà voi tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Như vậy khái niệm về điêu khắc ở đây
cũng bắt nguồn từ cách thức tạo hình trên chất liệu.

Xem nhiều