Powerpoint bài tuần 10 BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC môn mĩ thuật lớp 1

Giáo án Powerpoint bài tuần 10 BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC môn mĩ thuật lớp 1, bài giảng điện tử môn mĩ thuật lớp 1, bài tuần 10 BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC

Lớp  1                                          TUẦN 10        
Ngày soạn :3/11/2020
Ngày giảng:
                        CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC ( tiết2)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng cho Hs các phẩm chất như: chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật,…thông qua một số biểu hiện và hoạt động  chủ yếu sau:
• Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,… phục vụ học tập.
• Biết thu gom giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
• Có ý thức bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1 Năng lực mĩ thuật
- Biết vận dụng các nét gấp khúc, xoắn ốc để tạo sản phẩm theo ý thích.
         -  Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2.2 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo; tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm để tạo nên sản phẩm.
2.3 Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,…sản phẩm.
- Năng lực thể chất: vận dụng sự khéo léo của bàn tay để thực hiện các thao tác như: cuộn, gấp, uốn,…
 II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
• Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, bìa giấy,…
• Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, hình ảnh trực quan; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
• Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, …
• Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, đặt câu hỏi,…
• Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học
- Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung Vận dụng.
Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 27 SGK .
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy gì trong hình?
+ Con rắn được tạo nên từ nét gì?
+ Cái quạt  được tạo nên từ nét gì?
+ Cách tạo ra con rắn, cái quạt từ nét gấp khúc, nét xoăn ốc.
 - GV giới thiệu thêm hình ảnh sản phẩm từ hai kiểu nét đã học.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học.
- GV chốt lại: Có thể tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật theo ý thích từ nét gấp khúc, nét xoắn ốc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo: xem trước bài 6 SGK, chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu theo yêu cầu ở mục chuẩn bị trong Bài 6, trang 28 SGK.
 
- Suy nghĩ, chia sẻ, bổ sung.
 
 
 
- HS quan sát.
 
- HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung.
 
 
 
 
- HS quan sát.
 
 
 
 
 
 
- HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 2 TUẦN 10
Ngày soạn :3/11/2020
Ngày giảng:
                                                     Bài 10 : VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG
I. MỤC TIÊU:  
 Giúp học sinh 
1.Kiến thức:Tập quan sát nhận xét  về đặc điểm và vẻ đẹp của khuôn mặt người.
2. KĨ năng: Biết cách vẽ chân dung đơn giản.
       -Tậpvẽ được 1 tranh chân dung theo ý thích.
3.Thái độ : có thói quen quan sát những người xung quanh,thêm yêu mến mọi người
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: 1 số tranh, ảnh chân dung đẹp, đơn giản.
- 1 số tranh chân dung.
- Tranh bộ đồ dùng dạy học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:(1’)Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài: Trực tiếp(1’)
 b. Hoạt động 1:Tìm hiểu tranh chân dung(5’)
- Gv cho hs quan sát 1 số tranh chân dung và gợi ý dẫn dắt:
* Tranh chân dung vẽ cái gì?
 
 
* Tranh chân dung diễn tả cái gì?
 
* Tranh chân dung phải có yếu tố gì?
 
- GV: Để vẽ được tranh chân dung đẹp chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt.
* Khuôn mặt người có hình gì?
 
* Trên khuôn mặt có những bộ phận nào?
* Các bộ phân trên khuôn mặt của mọi người có giống nhau không? Vì sao?
 
* Vẽ tranh chân dung, ngoài khuôn mặt còn cần vẽ gì nữa?
* Em hãy tả khuôn mặt người thân trong gia đình, bạn bè.
 
c. Hoạt động 2: cách vẽ tranh(4’)
- Gv cho hs quan sát 1 vài tranh chân dung có đặc điểm khuôn mặt khác nhau để hs nhận biết.
- GV treo hình minh hoạ cách vẽ, chỉ tranh nêu.
B1: Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với khổ giấy. Vẽ cổ và vai.
B2: Vẽ chi tiết mắt, mũi, miệng, tóc, tai.
B3: Vẽ màu, màu tóc, màu da, màu áo, màu nền.
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ tranh.
 
 
 
 
 
d. Hoạt động 3: Thực hành(18’)
- Gv yêu cầu hs chọn nhân vật để vẽ.
- Hướng dẫn hs vẽ cân đối với khổ giấy.
- Gv đến tường bàn quan sát uốn nắn hs hoàn thành bài tập.
 
đ. Hoạt động 4: : Nhận xét, đánh giá(3’)
- Gv thu một số bài của hs đính lên bảng, gợi ý hs nhận xét.
* Bạn vẽ chân dung ai? vẽ có cân đối với khổ giấy không? màu sắc bạn tô như thế nào?
* Em thích bài nào nhất? vì sao?
 
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài làm của hs.
- Tuyên dương những hs có bài vẽ đẹp.
- Gv nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò:((1’) Về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. - Hs bày đồ dùng học tập để Gv kiểm tra
 
 
 
 
- Hs quan sát nhận xét, trả lời câu hỏi.
 
+ Tranh chân dung thường được vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, có thể vẽ chân dung nửa người.
+ Đặc điểm đầu tóc, khuôn mặt của người định vẽ.
+ Có yếu tố giống hoặc gần giống với người được vẽ.
- Hs lắng nghe
+ Hình tròn, hình trái xoan, vuông chữ điền, lưỡi cày, ...
+ Mắt, mũi, miệng, tai, ...
 
+ Không giống nhau vì có người mắt to, có người mắt nhỏ, có người mũi cao, có người mũi tẹt, ...
+ Vẽ cổ, vai và 1 phần thân (bán thân hoặc toàn thân).
- 4 Hs giới thiệu và tả.
- Ví dụ: Em vẽ mẹ em với khuôn mặt tròn, đôi mắt đen, tóc dài, mũi cao, ....
 
- Hs quan sát.
       
 
      
 
- Hs chọn khuôn mặt người thân 
- Vẽ ngang(dọc) khổ giấy
- Vẽ thêm hình ảnh khác cho sinh động: mũ, nơ buộc tóc, ...
- Vẽ màu theo ý thích.
 
- Quan sát, nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.
 
 
 
- Hs chọn và xếp loại bài đẹp theo cảm nhận của bản thân.
- Hs lắng nghe.
 
 
- Quan sát 1 số đồ vật có trang trí đường diềm.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 10
Lớp 3
Ngày soạn :3/11/2020
Ngày giảng:
Bài 10 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH TĨNH VẬT
              (Một số tranh tĩnh vật hoa, quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh)
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Làm quen với tranh tĩnh vật.
2.Kĩ năng: Học sinh hiểu biết thêm về  cách sắp xếp hình ảnh  cách vẽ màu ở tranh.Tập mô tả hình ảnh màu sắc trong tranh.
3.Thái độ:  Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh tĩnh vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: 1 số tranh tĩnh vật hoa quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh và của hoạ sĩ khác, tranh tĩnh vật của hs năm trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 
Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:1’ Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:1’- Thiên nhiên tươi đẹp luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các họa sĩ. Qua vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của hoa, quả, các họa sĩ muốn gửu gắm vào trong tranh tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, đất nước của mình. Trên thế giới có rất nhiều các họa sĩ nổi tiêng về vẽ tranh tĩnh vật. Ở Việt Nam họa sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sức sáng tác những bức tranh tĩnh vật đẹp. Hôm nay chúng ta cùng đi xem tranh của họa sĩ nhé.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh 28’
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu yêu cầu các nhóm thảo luận về các nội dung trong thời gian 5 phút:
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong VTV3.
 
 
* Tác giả của bức tranh là ai?
* Tranh vẽ những loại hoa, quả nào?
* Hình dáng của các loại quả đó ra sao?
* Màu sắc của các loại hoa quả  trong tranh?
* Những hình chính của bức tranh đặt ở vị trí nào?
* Tỉ lệ hình ảnh chính của bức tranh so với hình ảnh phụ như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV giới thiệu vài nét về tác giả: hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp, ông rất thành công về đề tài phong cảnh, tĩnh vật hoa quả. Ông đã có nhiều tác phẩm đọat giải cao trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nước.
* Em thích bức tranh nào nhất? vì sao?
c.Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá 3’
- GV cho hs vẽ 1 bức tranh tĩnh vật lọ hoa và quả.
- Hướng dẫn hs vẽ tranh cân đối với khổ giấy.
- Gv nhận xét chung lớp học, tuyên dương nhóm hs tích cực, nhắc nhở 1 số hs có ý thức chưa tốt.
3. Dặn dò:2’ Về nhà sưu tầm tranh tĩnh vật và nhận xét, chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
- Hs bày đồ dùng học tập để Gv kiểm tra
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hai bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, tự bầu nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên. Nhóm trưởng điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu. Thư kí ghi những ý kiến thống nhất
vào phiếu.
+ Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh.
+ Vẽ quả doi, măng cụt, sầu riêng.
+ Quả dạng tròn.
 
+ Màu vàng, tím, xanh, đỏ, ...
 
+ Những hình chính được đặt ở giữa tranh.
 
 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
- Hs trả lời theo cảm nhận
 
- Hs vẽ 1 bức tranh tĩnh vật lọ hoa và quả cân đối với khổ giấy.
- Tô màu theo ý thích.
 
 
 
 
- Quan sát cành lá.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 4 TUẦN 10
Ngày soạn:3/11/2020
Ngày giảng:
Bài  10 : VẼ THEO MẪU
ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
I. MỤC TIÊU:  Giúp học sinh 
1.Kiến thức: Tìm hiểu các đồ vật có dạng hình trụ và đặc điểm hình dáng của chúng.
2. Kĩ năng: Hs biết cách vẽ đồ vật có dạng hình trụ.Vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu. 
3.Thái độ: Yêu thich các đồ vật trong gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: 1 vài mẫu có dạng hình trụ (hộp sữa, cái chai, cốc); hình gợi ý cách vẽ; bài vẽ của hs năm trước.
2. Học sinh: Vở vẽ 4, chì, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 1’ Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp(1’).
b. Hoạt động 1:  Quan sát, nhận xét(5’)
- GV giới thiệu 1 số mẫu vật có dạng hình trụ và bày mẫu để hs tìm hiểu.
? Hình dáng chung của vật mẫu như thế nào?
 
? Nêu các bộ phận của vật mẫu?
? Đặc điểm của vật mẫu thế nào?
? Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa cái ca và cái chén?
 
 
 
? Em hãy gọi tên 1 số đồ vật ở hình 1?
c. Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- Gv đặt mẫu ở vị trí thích hợp cho hs quan sát.
- GV cho hs quan sát hình minh hoạ cách vẽ, sau đó Gv vẽ minh hoạ lên bảng cho hs nắm được các bước vẽ:
B1 : Quan sát mẫu, ước lượng chiều cao và chiều ngang của vật mẫu (kể cả tay cầm). Phác khung hình chung cân đối với khổ giấy sau đó phác đường trục của đồ vật.
B2 : Tìm tỉ lệ các bộ phận (thân, miệng, quai, đáy) sau đó phác hình.
B3: Sửa hình cho giống mẫu, vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo 3 sắc độ.
 
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ.
 
d. Hoạt động 3: Thực hành(19’)
- GV cho hs quan sát một số bài của hs năm trước để hs nhận biết.
- Hướng dẫn hs vẽ cân đối với khổ giấy.
- Đặt mẫu ở vị trí thích hợp cho hs quan sát.
- Yêu cầu hs vẽ như hướng dẫn.
- Gv đến từng bàn quan sát hướng dẫn hs cách vẽ hình và phân mảng đậm nhạt vẽ cho giống mẫu.
đ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(3’)
- Gv thu một số bài của hs đính lên bảng, gợi ý hs nhận xét.
? Hình vẽ có cân đối với khổ giấy không?
? Hình vẽ có gần giống mẫu không?
? Độ đậm nhạt bạn thể hiện như thế nào?
? Em thích bài nào nhất? vì sao?
- Gv nhận xét bổ sung, Tuyên dương những hs có bài vẽ đẹp.
- Gv nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò: 1’ Về nhà xem trước bài 11.
- Hs bày đồ dùng học tập để Gv kiểm tra
 
 
 
- Hs quan sát hình mẫu và nhận xét
 
+ Cái ca thấp có  miệng và đáy bằng nhau; Cái bình đựng nước có miệng rộng hơn đáy.
+ Miệng, thân, đáy.
+ Hình dáng: Thân, miệng, quai, đáy
+ Giống nhau là cả 2 vật đều có dạng hình trụ; khác nhau là cái ca nằm trong khung hình chữ nhật, cái chén nằm trong khung hình vuông, tỉ lệ bộ phận của 2 vật khác nhau.
- Hs quan sát
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- 3 hs nêu
 
 
 
- Hs quan sát kĩ hình dáng, tỉ lệ của mẫu trước khi vẽ.
 
- Sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ xong vẽ đậm nhạt theo 3 sắc độ.
 
 
 
- Hs quan sát nhận xét theo các tiêu chí gv đưa ra.
 
 
 
 
- Hs lắng nghe.
 
- Sưu tầm tranh thiếu nhi,họa sĩ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 5
TUẦN 10
Soạn:3/11/2020
Giảng:
Bài 10: VẼ TRANG TRÍ.
                                      TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được cách trang trí đối xứng qua trục.
2.Kĩ năng: HS biết cách vẽ , tập vẽ một họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
3.Thái độ: Hs yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số hình, tranh trang trí đối xứng qua trục.
- 1 số bài trang trí đối xứng của hs.
- 1 số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.
- Phấn màu, thước kẻ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 1’
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp1’
b.Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét .5’
- Yêu cầu hs quan sát hình vuông, hình tròn trong SGK/32.
- GV giới thiệu 1 số hoạ tiết đối xứng qua các trục cho hs nhận thấy: Các phần của hoạ tiết ở 2 bên trục giống nhau, bằng nhau và vẽ cùng màu. Có thể trang trí đối xứng qua 1, 2 hay nhiều trục.
- GV: Trang trí đối xứng tạo cho hình được trang trí  có vẻ đẹp cân đối. Khi trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm cần kẻ trục đối xứng để vẽ hoạ tiết cho đều.
c. Hoạt động 2: Cách vẽ trang trí 5’
- GV vẽ lên bảng cho HS quan sát
+ Tìm hình định trang trí (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật).
 
 
 
+ Kẻ trục đối xứng, vẽ các mảng chính phụ.
 
+ Vẽ hoạ tiết phù hợp với các hình mảng.
 
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Yêu cầu hs nêu cách vẽ.
d. Hoạt động 3: Thực hành(20’)
- Gv cho hs quan sát 1 số bài của hs năm trước.
- Hướng dẫn hs kẻ các trục để vẽ.
- Tô màu theo ý thích (thể hiện được các sắc độ đậm nhạt)
- Gv đi đến từng bàn, quan sát, uốn nắn hs hoàn thành bài tập.
đ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(4’)
- Thu bài hs đính lên bảng gợi ý hs nhận xét.
* Hình vẽ theo các trục đối xứng có cân đối, màu sắc hài hoà không?
* Hình vẽ chưa cân đối theo các trục, vẽ thiếu các đường trục màu sắc như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung đánh giá bài của hs - tuyên dương hs có bài vẽ đẹp.
- Nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò 1’: Về nhà sưu tầm tranh ảnh ngày 20/11
- Hs để đồ dùng lên bàn để GV kiểm tra.
 
 
- HS quan sát, nhận xét.
 
 
 
     
 
 
 
 
 
 
 
           
 
 
 
- 3 hs nêu
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát nhận xét theo các tiêu chí mà GV đưa ra.
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs về nhà sưu tầm.
 
 
 
                                     
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xem nhiều