Powerpoint bài tuần 13 Bài 7: TRANG TRÍ BẰNG CHẤM VÀ NÉT môn mĩ thuật lớp 1

Giáo án Powerpoint bài tuần 13 Bài 7: TRANG TRÍ BẰNG CHẤM VÀ NÉT môn mĩ thuật lớp 1, bài giảng điện tử môn mĩ thuật lớp 1, bài tuần 13 Bài 7: TRANG TRÍ BẰNG CHẤM VÀ NÉT

Lớp 1 TUẦN 13
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Bài 7:   TRANG TRÍ BẰNG CHẤM VÀ NÉT ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS,...thông qua một số biểu hiện và hoạt động cụ thể sau:
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập.
- Biết nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
- Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra.
2. Năng lực
2.1. Năng lực mĩ thuật
- Tạo được hình sản phẩm và sử dụng chấm, nét để trang trí theo ý thích; bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ chơi, đồ dùng.
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn vật liệu, công cụ, họa phẩm,…để tạo hình và trang trí.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận với bạn và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.
2.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Thông qua trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,...sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, hình ảnh minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).
2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo. Sưu tầm đồ dùng, vật liệu sẵn có ở địa phương theo GV đã hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, bể cá.
3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.
- Giới thiệu nội dung tiết học.
 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
- Tổ chức học sinh quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm trang trí bằng chấm và nét ở trang 36 SGK và một số sản phẩm sưu tầm. Gợi mở HS lựa chọn cách sáng tạo cùng chấm và nét để tạo sản phẩm trang trí.
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm
Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm và thảo luận.
- Số HS trong mỗi nhóm (6 HS)
- Giao nhiệm vụ: Hãy sáng tạo một số sản phẩm trang trí yêu thích bằng chấm và nét.
- Quan sát HS thực hành, nắm bắt thông tin HS thực hiện nhiệm vụ và thảo luận; kết hợp trao đổi, nêu vấn đề và hướng dẫn, hỗ trợ HS một số thao tác thực hành (nếu cần thiết) và gợi mở HS thực hành, ví dụ:
+ Có thể sử dụng đất nặn để tạo chấm và trang trí.
+ Có thể cắt, xé giấy tạo chấm để tạo chấm, nét và trang trí.
+ Có thể vẽ nét, chấm trang trí màu trực tiếp trên vật liệu.
 
- Gợi mở HS tạo bức tranh từ các hình ảnh vừa tạo được và trang trí (có thể tổ chức tạo sản phẩm nhóm học tập, nếu thời gian cho phép), ví dụ:
+ Dán các sản phẩm (con vật) thành bức tranh có chủ đề đại dương.
+ Dán các sản phẩm (con vật) thành bức tranh có chủ đề khu vườn.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức HS quan sát sản phẩm, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ cảm nhận: 
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
+ Sự kết hợp kiểu nét với chấm nào em thích nhất?
+ Có những màu sắc nào ở các sản phẩm?
+ Sản phẩm của nhóm em có gì khác với các nhóm khác (kiểu/ màu sắc giữa chấm và nét)?
+ Để tạo thành sản phẩm của nhóm, em và các bạn đã làm như thế nào?
- Tổ chức lớp bình chọn sản phẩm thích nhất và động viên, khích lệ HS
- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành; gợi mở HS liên hệ với thực tiễn; thực hiện ý tưởng trang trí bằng chấm và nét cho các đồ vật, vật liệu khác,...
Hoạt động 4: Vận dụng
- Hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh minh họa trang 37 SGK, hình ảnh sưu tầm (nếu có) và gợi mở HS nêu cách tạo sản phẩm khác từ vật liệu có sẵn.
- Khích lệ học sinh làm ở nhà (nếu thích)
Hoạt động 5: Tổng kết bài học
- Tóm tắt nội dung chính của bài học.
- Nhận xét, đánh giá ý thức học tập, thực hành, thảo luận của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 8: Thiên nhiên quanh em
- Suy nghĩ, chia sẻ.
- Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.
 
- Quan sát, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận.
 
 
 
 
 
 
- Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS
 
- Làm việc nhóm: Mỗi thành viên quan sát các bạn trong nhóm thực hành, cùng trao đổi, góp ý, nhận xét với bạn về tiến trình thực hành và sản phẩm.
+ Kích thước, màu sắc của các chấm, nét ở các sản phẩm trong nhóm.
+ Cách sáng tạo chấm, nét. Những loại nét, kiểu chấm ở các sản phẩm.
- Tạo sản phẩm theo nhóm.
- Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.
 
 
 
 
 
- Trưng bày sản phẩm nhóm.
- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình/ nhóm bạn.
 
 
 
 
 
 
- Bình chọn sản phẩm thích nhất.
 
- Lắng nghe.
 
 
 
 
- Quan sát, lắng nghe.
 
- Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)
 
- Lắng nghe. 
- Chia sẻ cảm nhận về bài học.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 2 TUẦN 13
Ngày soạn :
Ngày giảng: 
BÀI 13 : VẼ TRANH ĐỀ TÀI
           VƯỜN HOA HOẶC CÔNG VIÊN
I .MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp hs thấy được vẻ đẹp và ích lợi của vườn hoa và công viên  
2.Kĩ năng: Giúp hs biết cách vẽ, tập vẽ  tranh đề tài Vườn hoa hay công viên 
3Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường  .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv chuẩn bị : 
- Một số tranh, ảnh phong cảnh  về vườn hoa hoặc công viên
- Hình minh hoạ cách vẽ 
- Hs chuẩn bị : 
- SGK, vở vẽ, bút chì, màu vẽ 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:1’ - Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs  
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:1’
- HS hát bài “ Ra vườn hoa en chơi”
 b. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài 5’
- Gv cho hs quan sát tranh, ảnh đã chuẩn bị   
- Vườn hoa hoặc công viên là nơi có phong cảnh, với nhiều loại cây, hoa đẹp có nhiều màu sắc 
- Có nhiều hoạt động vui chơi, khác nhau trong công viên, vườn hoa 
- Có nhiều bạn tham gia vui chơi  
- Vườn hoa,công viên là nơi có thể vẽ thành tranh đẹp 
* Em hãy kể tên vườn hoa, công viên mà các em biết ?
* Vậy ở công viên có những gì ?
 
 
- Gv nhấn mạnh: Vườn hoa, công viên là nơi có phong cảnh đẹp và có nhiều hoạt động vui chơi  hấp dẫn, thú vị các em hãy nhớ lại và chọn một nội dung, hoạt động mà mình yêu thích nhất để vẽ tranh. 
* Em chọn hoạt động gì để vẽ tranh ? 
 
c. Hoạt động 2:  Hướng dẫn cách vẽ tranh 5’
- Gv treo hình minh hoạ cách vẽ hướng dẫn hs 
+B1:Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung (h.ảnh chính vẽ to ở giữa trang giấy )
 + B2: Vẽ thêm hình ảnh phụ cho phù hợp với nội dung (vẽ xung quanh hình ảnh chính) 
+ B3: Sửa hình vẽ màu tươi sáng thể hiện được ba sắc độ đậm nhạt 
-Yêu cầu 3 hs nêu lại cách vẽ tranh
d. Hoat động 3 : Thực hành 20’
- Cho hs quan sát một số bài vẽ của hs năm trước 
- Hướng dẫn hs chọn một hoạt động phù hợp với khả năng  để vẽ tranh cân đối với khổ giấy 
- Gv đến từng bàn quan sát hướng dẫn hs còn lúng túng trong vẽ hình, và màu hoàn thành bài vẽ 
- Động viên, khích lệ hs có năng khiếu vẽ có sáng tạo cho bức tranh thêm sinh động 
- Gợi ý hs vẽ màu gọn trong hình, màu sắc tươi sáng, có đậm nhạt
đ. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá 3’
-Yêu cầu hs trưng bày bài vẽ 
- Gợi ý hs nhận xét  
* Cách chọn nội dung,có phù hợp không? 
* Cách vẽ hình ảnh ntn ? 
* Cách sắp xếp hình ảnh ? 
* Màu sắc trong tranh ?
+ Chọn ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận 
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của hs. Tuyên dương hs có bài vẽ đẹp 
- Động viên khích lệ hs chưa hoàn thành 
3. Dặn dò:1’ Quan sát một số đồ vật có trang trí hình vuông
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra 
 
 
 
 
 
- Quan sát tranh, ảnh vở tập vẽ để nhận biết   
- Hs nghe giảng 
 
 
 
 
 
 
 
- Vườn hoa nhà em, công viên thủ lệ, công viên LÊ NIN…. 
-Có những chuồng nuôi chim, thú  quý hiếm, có nhiều trò chơi đu quay, cầu trượt,  tượng đài phun nước …
 
 
 
 
- 4 hs nêu, em vẽ vườn hoa nhà em, em vẽ đi chơi đu quay ở công viên, em vẽ cùng bạn vào vườn hoa hái hoa …..
-Hs quan sát hình minh hoạ, nghe gv hướng dẫn cách vẽ
 
- Hs quan sát bài vẽ học chọn ra bài vẽ đẹp về hình và màu để học tập 
- Chọn nội dung phù hợp với khả năng vẽ một bức tranh cân đối với khổ giấy  
- Vẽ màu thoải mái không gò bó. Vẽ màu gọn trong hình .
 
 
 
 
 
 
 
- Hs trưng bày bài vẽ 
- Nhận xét theo gợi ý của giáo viên
 
 
 
 
- Chọn và xếp loại bài vẽ đẹp theo cảm nhận
 
 
 
 
 
 
Lớp 4
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
TUẦN 13
BÀI 13 : VẼ TRANG TRÍ 
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp hs tìm hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong trang trí 
2.Kĩ năng: Hs biết cách trang trí đường diềm 
- Trang trí đường diềm theo yêu cầu bài học 
- Biết cách sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Gv chuẩn bị : 
-Một số tranh  trí đường diềm 
- Hình minh hoạ cách vẽ
-Một số bài vẽ của hs năm trước
-Hs chuẩn bị : 
-SGK, vở vẽ, bút chì, màu vẽ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:(1’)
-Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs  
- Nhận xét 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp (1’) 
b. Hoạt động 1 :Quan sát, nhận xét(5’)
-Gv cho hs quan sát tranh, và quan sát h1 SGK và gợi ý hs tìm hiểu bài  
? Em thấy đường diềm thường được trang trí ở  những đồ vật nào ?
? Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ? 
? Cách sắp xếp hoạ tiết ở đường diềm như thế nào ?
 - Gv giới thiệu các đồ vật có trang trí đ-ường diềm  để hs tìm hiểu 
? Em hãy xem đường diềm h1, em có nhận xét gì về hoạ tiết  và màu sắc của đường diềm ? 
+ Gv bổ sung : đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo quạt, chén, đĩa…..
- Đồ vật được trang trí đường diềm sẽ đẹp hơn và có giá trị hơn  hoạ tiết để trang trí đường diềm thường là hoa, lá con vật ….
- Có nhiều cách sắp xếp hoạ tiết thành đường diềm, sắp xếp xen kẽ, nhắc lại, đối xứng, xoay chiều .
- Gv kết luận : Trang trí đường diềm tạo  thêm vẻ đẹp cho các đồ vật, làm cho đồ vật hấp dẫn và có giá trị hơn .
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí (5’)
 Gv vẽ minh hoạ lên bảng hướng dẫn hs 
+ B1 :Chọn hoạ tiết  ( hoạ tiết đẹp đơn giản, dễ vẽ ) 
+ B2 : Sắp xếp hoạ tiết, nhắc lại hoặc xen kẽ + B3 : Vẽ màu theo ý thích thể hiện được 3 sắc độ đậm nhạt .Tô màu gọn gàng trong hình .
- Yêu cầu 3hs nhắc lại . 
d. Hoạt động 3 : Thực hành (20’)
-Cho hs quan sát một số bài của hs năm trước 
- Hướng dẫn hs trang trí đường diềm kích thước 16  nhân 4 
- Hướng dẫn chia ô, kẻ trục
-Vẽ hoạ tiết bằng bút chì trước, vẽ màu sau tô màu gọn trong hình .
 - Gv đến từng bàn quan sát hướng dẫn hs hoàn thành bài vẽ .
- Động viên khích lệ hs có năng khiếu trang trí có sáng tạo . 
đ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(2’) 
- Yêu cầu hs trưng bày bài vẽ  
- Chọn một số bài treo lên bảng,
gợi ý hs nhận xét .
? Cách sắp xếp hoạ tiết như thế nào? 
? Màu sắc trong bài vẽ ra sao ? 
? Em thích bài vẽ nào ? Vì sao ?
-Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của hs . Tuyên dương hs có bài vẽ đẹp 
- Động viên khích lệ hs vẽ chưa hoàn thành về nhà hoàn thành bài vẽ .
3. Dặndò(1’)Chuẩn bị đồ dùng  cho b.sau
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra 
 
 
 
- Quan sát tranh, và h1 sgk trả lời các câu hỏi của gv .   
- Ở bát, chén, đĩa, bình hoa, gấu váy…
-  Hoạ tiết hoa lá, convật, và hình vuông, hình tròn, tam giác … 
- Sắp xếp xen kẽ, nhắc lại, đối xứng, đăng đối . 
- Hs quan sát 
 
-Hs trả lời câu hỏi 
- Hoạ tiết trang trí trên bát là hoa, lá, con vật 
- Hs nghe giảng 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- 3hs nêu cách trang trí
 
- Hs quan sát, chọn ra bài vẽ đẹp về hoạ tiết và màu để học tập 
- Trang trí  đường diềm theo yêu cầu, và vẽ màu  theo ý thích, có đậm nhạt tương quan giữa màu nền và màu hoạ tiết 
 
- Hs hoàn thành bài trang trí
 
 
 
 
- Hs trưng bày bài vẽ . 
- Nhận xét theo gợi ý của gv .
 
 
 
- Chọn và xếp loại bài vẽ đẹp theo cảm nhận 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 13
Ngày soạn : 
Ngày giảng:                    BÀI 13 : TẬP NẶN TẠO DÁNG
                        NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu đặc điểm, hình dáng một số dáng người đang hoạt động
2.Kĩ năng: Biết cách nặn, taaoj nặn một dáng người đơn giản.
3.Thái độ: Cảm nhận vẻ đẹp thẩm mỹ của các bức tượng thể hiện con người .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Gv chuẩn bị : 
- Một số tranh, ảnh tượng các dáng người .
- Hình minh hoạ cách nặn dáng người
- Một số bài nặn của hs năm trước
- Hs chuẩn bị : 
- SGK, đất nặn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 1’-Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs  
- Nhận xét 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:1’  trực tiếp  
b.Hoạt động 1:5’ Quan sát, nhận xét 
- Gv cho hs quan sát tranh, ảnh đã chuẩn bị, quan sát hình minh hoạ SGK 
 * Em thấy  cơ thể con người có những bộ phận nào ? 
* Hình dạng các bộ phận đó  ? 
 
* Nêu một số hoạt động đơn giản ? 
- Gv yêu cầu một số hs lên bảng làm mẫu các hoạt động ? 
* Khi con người hoạt động  thay đổi tư thế, thì các bộ phận của cơ thể thay đổi như thế nào ?
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn  5’
- Gv treo hình minh hoạ cách nặn. Nêu câu hỏi :
* Em có nhận xét gì sau khi quan sát hình gợi ý cách nặn? 
+ Gv bổ sung và tóm tắt các bước nặn :
-B1 :  Chọn nội dung đề tài
-B2 : Nặn các bộ phận, đầu mình, tay, chân .
- B3 : Nặn chi tiết  (mũ, áo, quần ….)
- B4 : Gắn dính các bộ phận, và tạo dáng cho hình nặn thêm sinh động .
-Lưu ý : Giữ vệ sinh chung khi tiến hành bài nặn  
- Yêu cầu 3hs nhắc lại . 
d. Hoat động 3: Thực hành 20’
-Cho hs quan sát một số bài nặn của hs năm trước 
- Hướng dẫn hs thực hành theo nhóm . Gv chia lớp thành 3 nhóm
- Nhóm 1 : Nặn dáng người vui chơi
- Nhóm 2 : Nặn dáng người lao động
- Nhóm 3 : Nặn dáng người học tập
 - Lưu ý có 2 cách nặn  
+ Nặn các chi tiết, bộ phận rời rồi sau đó ghép, dính lại .
+ Kéo vuốt các bộ phận từ một thỏi đất sau đó chỉnh sửa .
 - Gv đến từng bàn quan sát hướng dẫn hs cần ghi nhớ các dáng tiêu biểu cho các hoạt động .
- Tạo nhiều các dáng người khác nhau  để bài tập thêm phong phú và sinh động .
- Động viên khích lệ hs có năng khiếu  nặn sáng tạo . 
đ. Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 3’
- Yêu cầu hs trưng bày bài nặn
- Chọn một số sản phấm đẹp trưng bày. 
- Gợi ý hs nhận xét .
* Cách nặn và tạo dáng người có đẹp và sinh động không ? 
*  Nhóm nào có nhiều bài nặn đẹp ?
* Em thích bài nặn nào ? Vì sao ?
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của hs . Tuyên dương hs có bài nặn đẹp 
- Nhận xét chung lớp học .
3. Dặn dò: 1’ chuẩn bị đồ dùng học tập
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra 
 
 
 
- Quan sát tranh, và h1 sgk trả lời các câu hỏi của gv .   
- Đầu, mình, tay, chân . 
 
- Đầu tròn, tay, chân hình trụ  vuông, hình tròn, tam giác … 
-  Đứng ngồi, đi, chạy . 
- 4 hs lên bảng  làm minh hoạ
- Hs quan sát 
- Các bộ phận của cơ thể thay đổi theo các tư thế cho phù hợp
 
 
-  Hs quan sát hình minh hoạ và quan sát h2 h3 trang 41 sgk .
-  Các bộ phận của cơ thể được nặn rời sau đó mới gắn lại . 
- Hs ghi nhớ 
- Nhớ các dáng tiêu biểu cho mỗi hoạt động ,đi ,đứng . chạy…
 
 
 
 
 
 
- 3hs nêu cách nặn 
 
- Hs quan sát 
- Thực hành theo sự hướng dẫn của gv
- Nặn dáng người với các tư thế đơn giản .
- Tạo dáng người với các chi tiết đi kèm như vác củi . xách giỏ …..
- Tạo dáng với các chi tiết cầu kỳ .
 
 
 
 
 
 
 
 
- hs chú ý lắng nghe và chọn cách thể hiện theo ý thích
 
 
 
 
-Hs trưng bày bài nặn theo nhóm . 
- Nhận xét theo gợi ý của gv .
 
 
 
 
- Chọn và xếp loại bài nặn đẹp theo cảm nhận .
 
 
 
Xem nhiều