Powerpoint bài tuần 14 BÀI 14 : VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG môn Mĩ thuật lớp 1

Giáo án Powerpoint bài tuần 14 BÀI 14 : VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG môn Mĩ thuật lớp 1, bài giảng điện tử môn mĩ thuật lớp 1, bài tuần 14 BÀI 14 : VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG

Lớp 1 TUẦN 14
Ngày soạn:8/12/2018
Ngày giảng:1A,B,C-10/12.1Đ-12/12. 1D-13/12
 
BÀI 14 : VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
a.Mục tiêu chung
1.Kiến thức: Giúp hs  nhận biết vẻ đẹp của trang trí hình vuông 
2.Kĩ năng: Biết cách vẽ màu vào hoạ tiết ở hình vuông, Tô màu đều gọn trong hình .
3.Thái độ : yêu thích thế giới màu sắc
     b.Mục tiêu riêng:
*học sinh tô được màu theo ý thích vào các họa tiết ở hình vuông
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Gv chuẩn bị : 
- Một số  bài trang trí hình vuông, khăn vuông, viên gạch hoa  có trang trí
- Hình minh hoạ cách vẽ màu
- Một số bài vẽ của hs năm trước
-Hs chuẩn bị : 
- VTV1, bút chì, màu vẽ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:1’
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs  
- Nhận xét 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:  1’trực tiếp  
b. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét 5’
- Gv cho hs quan sát một số đồ vật đã chuẩn bị, quan sát hình minh hoạ VTV1
 * Hai chiếc khăn này em thấy cái nào đẹp hơn ?
* Vì sao chiếc khăn trắng lại đẹp hơn ? và được trang trí bằng hoạ tiết gì ?
 
* Màu sắc trang trí khăn như thế nào ?
 
 
-  GV cho hs quan sát h1 vtv hỏi :
* Viên gạch hoa được trang trí bằng hoạ tiết gì ?
 
* Màu sắc trang trí viên gạch ntn ? 
 
- Gvkl: Các  em thấy trang trí đã làm cho sản phẩm đẹp lên rất nhiều, có giá trị hơn 
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ màu 5’
- Gv gợi ý hs nhận biết các hình vẽ trong hình vuông h3 vtv. Nêu câu hỏi :
- Em có nhận xét gì sau khi quan sát hình h3 vtv.
 
 
-Yêu cầu hs xem h 4,5 để các em biết cách vẽ màu . 
-  Gv vẽ minh hoạ lên bảng gợi ý cách vẽ màu 
+ Bốn chiếc lá vẽ cùng một màu
+ Hình thoi vẽ màu khác
+ Hình tròn vẽ màu khác
- Vẽ màu ở xung quanh trước, ở giữa sau 
-Vẽ màu có đậm nhạt, vẽ gọn gàng sạch sẽ .
-Yêu cầu hs nêu lai cách vẽ màu
d . Hoạt động 3 : Thực hành 19’
-Cho hs quan sát một vẽ của hs năm trước 
- Hướng dẫn hs thực hành theo h-ướng dẫn.
 - Gv đến từng bàn theo dõi, gợi ý hướng dẫn hs hoàn thành bài vẽ.
- Động viên khích lệ hs có năng khiếu  vẽ sáng tạo . 
đ. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá 3’
- Yêu cầu hs trưng bày bài vẽ
- Chọn một số sản phấm đẹp trưng bày. 
- Gợi ý hs nhận xét .
- Bạn chọn màu nào để vẽ ?
- Bạn vẽ màu có sạch, đẹp không ?
- Em thích bài vẽ nào ? vì sao ?
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của hs . Tuyên dương hs có bài  đẹp 
-Nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò:1’ Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau .
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra 
 
 
 
- Quan sát tranh, và h1 sgk trả lời các câu hỏi của gv .   
 
-  Chiếc khăn trắng đẹp hơn 
 
- Vì chiếc khăn trắng được trang trí bằng hoa lá và đường diềm ở xung quanh
- Nền màu trắng, hoa lá được trang trí màu xanh, đỏ, các đường diềm xung quanh màu hồng .
 
- Được trang trí bằng hoa 4 cách ở giữa, 4 con bướm được trang trí ở 4 góc
- Hoa vẽ màu vàng, 4 con bướm màu xanh …..
 
 
 
 
 
-  Hs quan sát hình minh hoạ và quan sát h3 vtv1 .
- Hình 4 chiếc lá ở 4góc của hình vuông 
- Hình thoi ở giữa hình vuông 
- Hình tròn ở giữa hình thoi
- Hs quan sát h 4,5 để nhận biết màu
 
- Hs quan sát gv vẽ minh hoạ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- 3hs nêu cách vẽ
 
- Hs quan sát 
 
- Thực hành chọn màu để vẽ vào h3 
 
- Vẽ màu theo ý thích, vẽ gọn gàng sạch sẽ màu không chờm ra ngoài
 
 
 
-Hs trưng bày bài vẽ
 
 
- Nhận xét theo gợi ý của gv .
 
 
- Chọn và xếp loại bài vẽ đẹp theo cảm nhận 
 
 
Lớp 2 TUẦN 14
Ngày soạn:8/12/2018
Ngày giảng:2C-10/12. 2A-12/12. 2D-13/12. 2B-14/12
BÀI 14 : VẼ TRANG TRÍ
        VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU 
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp hs  tìm hiểu cách vẽ hoạ tiết đơn giản vào hình vuông và vẽ màu.
2.Kĩ năng: Hs biết cách vẽ hoạ tiết vào hình vuông.
3.Thực hành: Vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Gv chuẩn bị : 
- Một số tranh,  bài trang trí hình vuông .
- Hình minh hoạ cách trang trí hình vuông.
- Một số bài vẽ của hs năm trước
-Hs chuẩn bị : 
- VTV2, bút chì, màu vẽ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:1’ -Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs  
- Nhận xét 
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:1’ trực tiếp  
b.Hoạt động 1:Quan sát nhận xét 5’
- Gv cho hs quan sát một số bài trang trí hình vuông và các đồ vật đã chuẩn bị gợi ý cho hs nhận biết 
* Các đồ vật dạng hình vuông khi trang trí sẽ như thế nào ?
* Các hoạ tiết dùng để trang trí thư-ờng là hình gì ?
*  Các hoạ tiết đó được sắp xếp như thế nào ?
* Hoạ tiết chính thường vẽ ở đâu ?
*  Hoạ tiết phụ vẽ ở đâu ?
* Hoạ tiết giống nhau được vẽ màu thế nào ?
 GV nhấn mạnh : Để vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vuông các em cần quan sát kĩ hoạ tiết mẫu trước khi vẽ và chú ý nghe gv hướng dẫn cách vẽ .
2 Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu 5’
- Yêu cầu hs quan sát H1 VTV2 để nhận biết các hoạ tiết cần vẽ 
- Nêu câu hỏi :
* Hoạ tiết được trang trí ở giữa hình vuông là hoạ tiết gì ?
* Hoạ tiết đã được vẽ hoàn chỉnh chưa?
* Hoạ tiết phụ trang trí hoạ tiết gì đã vẽ hoàn chỉnh chưa?
 
 
- Gv vẽ minh hoạ lên bảng hướng dẫn hs 
+B1: Vẽ các đường trục 
 
 
+B2: Vẽ hoạ tiết dựa vào các đường trục
 
+B3: Vẽ màu theo ý thích, thể hiện được 3 sắc độ đậm nhạt
- Yêu cầu 3 hs nhắc lại . 
3 . Hoạt động 3 : Thực hành 20’
- Cho hs quan sát một số bài vẽ của hs năm trước 
- Hướng dẫn hs thực hành vẽ như đã hướng dẫn
- GV đến từng bàn quan sát hướng dẫn hs hoàn thành bài vẽ động viên khích lệ các em vẽ có sáng tạo . 
4 . Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
- Yêu cầu hs trưng bày bài vẽ, chọn một số bài vẽ đẹp trưng bày. 
- Gợi ý hs nhận xét .
* Cách  vẽ hoạ tiết ở các mảng chính, phụ đã đúng và đều chưa ?
* Cách vẽ màu có đậm nhạt chưa ?
* Em thích bài vẽ nào ? Vì sao ?
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của hs. Tuyên dương hs có bài vẽ đẹp 
- Nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò  chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau . - Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra 
 
 
 
 
- Quan sát tranh, trả lời các câu hỏi của gv .   
 
- Khi trang trí sẽ đẹp hơn
 
-  Hình hoa lá, hình các con vật 
 
- Sắp xếp đối xứng, xen kẽ, nhắc lại
 
- Hoạ tiết chính thường vẽ to ở giữa
-Hoạ tiết phụ vẽ ở 4góc và xung quanh
- Vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu cùng độ đậm nhạt .
- Hs ghi nhớ 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát 
 
 
- Hoạ tiết hoa tám cách
 
- Chưa hoàn chỉnh phải vẽ theo các đường chấm cho hoàn chỉnh bông hoa .
 - Chưa hoàn chỉnh, phải vẽ thêm ba bông hoa 4 cách ở 3 góc và vẽ thêm 2 nét cong vào 3 nửa hình tròn cho hoàn thiện bài vẽ .
- Hs quan sát .
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-3 hs nhắc lại
 
-Hs quan sát 
 
- Vẽ hoạ tiết giống mẫu, vẽ đều vẽ đối xứng qua các đường trục 
-Vẽ màu cho gọn trong hình có thể vẽ màu nền trước màu hoạ tiết sau hoặc ngược lại.
 
-Hs trưng bày bài vẽ . 
 
- Nhận xét theo gợi ý của gv .
 
 
 
- Chọn và xếp loại bài nặn đẹp theo cảm nhận .
 
 
 
 
 
Ngày soạn: 8/12/2018
Ngày giảng:3D,B,A-11/12. 3C-13/12
TUẦN 14
Mĩ thuật
CHỦ ĐỀ 5: 
TẠO HÌNH TỰ DO VÀ TRANG TRÍ BẰNG NÉT
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
     - Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:  
     - Sách học MT lớp 3.
     - Một số bài vẽ tạo hình tự do của HS.
* Học sinh:
     - Sách học MT lớp 3.
     - Sản phẩm của Tiết 1.
     - Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, sợi...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS.
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong Tiết 1.
* Tổ chức cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của Tiết 1.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động:
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Em thích bức tranh nào nhất?
+ Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục, màu sắc, đường nét trang trí trong sản phẩm?
+ Em đã tạo ra hình ảnh gì? Em đã trang trí sản phẩm bằng những nét gì? Màu sắc như thế nào?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên dương, rút kinh nghiệm.
* ĐÁNH GIÁ: 
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV.
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, khen ngợi HS tích cực.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO:
- Gợi ý HS trang trí và làm khung tranh cho bài vẽ của mình.
- Trình bày đồ dùng HT
- Trình bày sản phẩm
- Thực hiện cá nhân
 
 
 
 
- Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
 
- Trưng bày bài tập 
- Tự giới thiệu về bài của mình
- Nhận xét bài của bạn
 
 
- 1, 2 HS trả lời
- 1 HS nêu nhận xét của mình
 
 
- 1, 2 HS nêu
 
 
- Rút kinh nghiệm cho bài sau
 
 
- Đánh dấu tích vào vở của mình
 
- Ghi lời nhận xét của GV 
- Phát huy
 
 
- Trang trí khung tranh cho bài vẽ của mình ở nhà.
* Dặn dò :
     - Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: BỐN MÙA 
     - Quan sát đặc trưng của bốn mùa trong năm qua hình ảnh...
     - Chuẩn bị đầy đủ: Giấy, màu, hồ, bìa...
 
 
 
 
 
TUẦN 14
Ngày soạn :8/12/2018
Ngày giảng :4D-10/12.4A-11/12.4B-12/12.4C-13/12
CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HÓA TRANG
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
    - Kĩ năng: HS tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vật theo ý thích.
    - Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
 *Giáo viên:
     - Sách học MT lớp 4, hình minh họa các bước thực hiện, sản phẩm của HS.
     - Tranh ảnh một số lễ hội hóa trang, một số loại hình nghệ thuật dân tộc...
 *Học sinh:
     - Sách học MT lớp 4.
     - Sản phẩm của Tiết 1.
     - Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, hồ dán, dây...
2. Quy trình thực hiện:
- Sử dụng quy trình: Tạo hình từ vật tìm được_Trình diễn sắm vai.
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* KHỞI ĐỘNG:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS.
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong Tiết 2.
* Tổ chức cho HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của Tiết 2.
5. HOẠT ĐỘNG 4: TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
* Mục tiêu:
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động:
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. 
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Em có thích thú khi thực hiện chủ đề không?
+ Em đã lựa chọn hình thức nào để tạo sản phẩm hóa trang của mình?
+ Em đã sử dụng màu sắc như thế nào để trang trí cho mặt nạ của mình?
+ Mặt nạ của em được sử dụng trong lễ hội hay trên sân khấu?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên dương, rút kinh nghiệm.
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV.
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá tiết học, khen ngợi HS tích cực.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO:
- Gợi ý HS tạo mặt nạ mới bằng chất liệu khác.
- Trình bày đồ dùng HT
- Trình bày sản phẩm của Tiết 1
- Thực hiện
 
 
 
 
- Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
 
- Trưng bày sản phẩm
- HS khác tham gia đặt câu hỏi chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau...
- Trả lời, khắc sâu kiến thức bài học
 
- 1, 2 HS
 
- 1 HS
 
- 1 HS
 
 
- 1, 2 HS
 
- Rút kinh nghiệm
 
- Đánh dấu tích vào vở của mình
 
 
- Ghi lời nhận xét của GV vào sách học MT.
 
- Vận dụng kiến thức vừa học để tạo ra mặt nạ mới.
* Dặn dò:
    - Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: EM SÁNG TẠO CÙNG CÁC CON CHỮ.
    - Quan sát các khẩu hiệu ở quê em.
    - Chuẩn bị đầy đủ: Màu, giấy, sưu tầm các kiểu chữ trong sách, báo... 
 
Lớp 5 TUẦN 14
Ngày soạn:8/12/2018
Ngày giảng:5A-12/12.5C,B-14/12
BÀI 14 : VẼ TRANG TRÍ
              TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật . 
2. Kĩ năng: Hs biết cách trang trí,tập vẽ trang trí đường diềm  ở đồ vật .
3.Thái độ; Hs tích cực suy nghĩ, sáng tạo .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv chuẩn bị : 
- Một số  bài trang trí đường  diềm, SGK 
- Một số đồ vật có trang trí đường diềm
- Hình minh hoạ cách vẽ .
- Một số bài vẽ của hs năm trước
- Hs chuẩn bị : 
- VTV5, SGK, bút chì, màu vẽ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 1’
-Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs  
- Nhận xét 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: trực tiếp  1’
b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 5’
- Gv cho hs quan sát một đồ vật có trang trí đường diềm,  tìm hiểu qua các câu hỏi gợi ý : 
 * Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những đồ vật nào ?
* Tác dụng của đường diềm trang trí ?
* Đồ vật thường được trang trí  đường diềm ở đâu ?
*  Những hoạ tiết nào thường được dùng để trang trí ?
* Cách sắp xếp hoạ tiết thế nào ?
 
* Màu sắc của hoạ tiết ntn?
 
- Gv bổ sung: Những hoạ tiết giống nhau được sắp xếp đều nhau theo hàng ngang, hàng dọc hoặc xung quanh .
- Hoạ tiết khác nhau sắp xếp xen kẽ . Màu sắc và đường diềm phải phù hợp với chất liệu, hình dáng và tính năng sử dụng đồ vật .
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ 5’
- Gv vẽ minh hoạ lên bảng gợi ý hs cách vẽ 
+B1: Vị trí để trang trí đường diềm  (Miệng bát, thân bát, miệng túi, gấu váy, áo…)
+B2: Kích thước và kiểu dáng đường diềm ( đều nhau và trang trí vào khoảng giữa hai đường thẳng, hoặc đường cong cách đều)
+ B3 :   Vẽ hoạ tiết vào mảng chính, phụ  
+ B4 :   Vẽ màu các hoạ tiết có đậm nhạt theo 3 sắc độ 
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ màu
d. Hoat động 3: Thực hành  20’
-Cho hs quan sát một vẽ của hs năm trước 
- Hướng dẫn hs thực hành theo  nhóm 
Gv chia lớp thành 3 nhóm
- Nhóm 1 : Trang trí cái khay 
- Nhóm 2 :  Trang trí  cái túi xách
- Nhóm 3 : Trang trí lọ hoa 
 - Gv đến từng bàn theo dõi, gợi ý h-ướng dẫn hs hoàn thành bài vẽ.
- Động viên khích lệ hs có năng khiếu  vẽ sáng tạo, có thể trang trí cho đẹp. 
đ. Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 3’
- Chọn một số sản phẩm đẹp trưng bày. 
- Gợi ý hs nhận xét .
*  Cách sắp xếp bố cục ntn ? 
*  Cách vẽ hoạ tiết  đều đẹp chưa ? 
*  Mầu sắc của bài vẽ thế nào ?
*  Em thích bài vẽ nào ? vì sao ?
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của hs. Tuyên dương hs có bài nặn đẹp 
- Nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò: 1’ Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau .
- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài quân đội.
 
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra 
 
 
 
- Quan sát  và trả lời các câu hỏi của gv .   
 
 -  Bát, đĩa, túi xách, váy, áo .
 
- Tạo lên vẻ đẹp thẩm mĩ cho đồ vật 
- Xung quanh, ở trên, ở dưới, hay ở giữa đồ vật 
- Hoạ tiết hoa lá, chim thú .
 
- Cách xếp xen kẽ, nhắc lại, đối xứng .
- Các hoạ tiết giống nhau tô cùng màu và cùng độ đậm nhạt .
- Hs ghi nhớ 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
     
-  Hs quan sát chọn ra bài vẽ đẹp về hoạ tiết và màu để học tập
- Thực hành  theo nhóm gv đã phân công tự tạo dáng đồ vật (khay, đĩa, túi xách, lọ hoa ) và sử dụng đường diềm để trang trí .
-  Vẽ hoạ tiết hoa lá, sắp xếp xen kẽ hoặc nhắc lại
- Vẽ  đậm nhạt theo 3 sắc độ 
-Hs trưng bày bài vẽ
 
- Nhận xét theo gợi ý của gv .
 
- Chọn và xếp loại bài vẽ đẹp theo cảm nhận .
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LỚP 1
Ngày soạn: 8/12/2018
Ngày giảng: 10/12/2018
TIẾT 14: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
    - Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
    - Trò chơi “Chạy tiếp sức”.
2.Kỹ năng:
- Biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng hai tay lên cao chếch chữ V
- Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V
- Làm quen đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được
3.Thái độ:
   - Tự giác tích cực trong tập luyện tập.
   - Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.
   - Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà. 
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên: Còi, cờ, giáo án.
+ Học sinh: Trang phục tập luyện. 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I. Phần mở đầu.
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Khởi động các khớp
- Ôn bài TD rèn luyện tư thế cơ bản
- Kiểm tra bài cũ: Bài TD RLTTCB 5 phút
 
Đội hình nhận lớp
 
 II. Phần cơ bản.
a, Bài TD rèn luyện tư thế cơ bản
* Động tác phối hợp
đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V
 
- Nhịp 1: Đứng đưa 2 tay ra trước thẳng hướng.
- Nhịp 2: Đưa 2 tay dang ngang
- Nhịp 3: Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
- Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông
 
* Trò chơi: “Chạy tiếp sức”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi
- Nhận xét – Tuyên dương 25 phút
 
Đội hình tập luyện     
 
- Động tác phối hợp
+ Lần 1 - 2: GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác.
+ Lần 3 - 4: GV hô cho hs tập 
+ Lần 5: Từng tổ thực hiện
- Nhận xét, sửa sai 
- Đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông
+ Lần 1 - 2: GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác.
+ Lần 3 - 4: GV hô cho hs tập 
+ Làn 5: Từng tổ thực hiện
- Nhận xét, sửa sai 
 
Đội hình trò chơi 
 
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua
III. Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.
5 phút Đội hình xuống lớp
 
 
 
 
 
 
 
LỚP 3
Ngày soạn:8/12/2018
Ngày giảng:10/12/2018
TIẾT 27: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
-  Ôn 8 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: “Đua ngựa”
2. Kỹ năng:
 - Bước đầu biết cách thực hiện 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.
     - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
3.Thái độ:
   - Tự giác tích cực trong tập luyện tập.
   - Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.
  - Xây dựng thói quên luyện tập ở trường và ở nhà.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên:Còi, hình ngựa, cờ, giáo án
+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
 
NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I. Phần mở đầu.
- Ổn định: Cán sự tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động xoay các khớp
- Ôn bài TD PTC
- Kiểm tra bài cũ: Bài TD PTC 6 phút
 
Đội hình nhận lớp
 
  II. Phần cơ bản.
a, Ôn bài TD PTC 8 động tác.
Chia tổ tập luyện 
GV theo dõi, khuyến khích các em tập luyện.
 
 
 
 
 
 
 
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Các tổ lần lượt biểu diễn 1 lần bài TD PTC.
- Nhận xét – Tuyên dương
b, Chơi trò chơi “Đua ngựa”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Nhận xét – Tuyên dương 25 phút
 
Đội hình chia tổ
 
- Gv cùng hs quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ
 
Đội hình trò chơi
 
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua
III. Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.
5 phút Đội hình xuống lớp
 
 
                                                                                        
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 14/12/2018
 
TIẾT 28: HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
 
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Ôn 8 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: “Đua ngựa”
2. Kỹ năng:
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
    - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
3.Thái độ:
   - Tự giác tích cực trong tập luyện tập.
   - Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.
  - Xây dựng thói quên luyện tập ở trường và ở nhà.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên: Còi, hình ngựa, cờ, giáo án
+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
 
NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I. Phần mở đầu.
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động xoay các khớp
- Ôn bài TD PTC
- Kiểm tra bài cũ: Bài TD PTC 6 phút
 
Đội hình nhận lớp
 
 II. Phần cơ bản.
a, Ôn bài thể dục phát triển chung:
- Chia tổ tập luyện theo khu vực 
GV đến từng chỗ sửa chữa động tác cho HS.
 
 
 
 
 
 
 
- Biểu diễn thi đua bài thể dục phát triển chung
- Mỗi tổ cử 4-5 em lên biểu diễn.
HS nhận xét, bình chọn.
GV nhận xét và đánh giá
 
b, Chơi trò chơi “Đua ngựa”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Nhận xét – Tuyên dương 25 phút
- Gv trỉnh sửa các động tác sai.
Đội hình chia tổ
 
- Tổ trưởng từng tổ điều khiển tổ mình tập luyện, gv quan sát sửa sai
- Gv cùng hs quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ
Đội hình trò chơi
 
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua.
III. Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.
5 phút Đội hình xuống lớp
 
 
 
Xem nhiều