Powerpoint bài tuần 16 Bài 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA môn mĩ thuật lớp 1

Giáo án Powerpoint bài tuần 16 Bài 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA môn mĩ thuật lớp 1, bài giảng điện tử môn mĩ thuật lớp 1, bài tuần 16 Bài 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA

TUẦN 16
Lớp 1
Ngày soạn: 17/12/2016
Ngày giảng: 21,22/12/2016
Bài 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:  Hs cảm nhận đ¬ược vẻ đẹp của một số lọ hoa.
2.Kĩ năng:Hs biết cách vẽ, hoặc xé dán lọ hoa. Hs vẽ hoặc xé dán một lọ hoa đơn giản.
3.Thái độ  - Biết giữ gìn nâng niu đồ vật trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Gv chuẩn bị: 
- Một số tranh ảnh  chụp một vài kiểu dáng lọ hoa.
- Một vài lọ hoa thật có hình dáng, chất liệu, màu sắc khác nhau. 
- Hình minh hoạ cách vẽ..
- Hs chuẩn bị: 
-  VTV1, bút chì, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 1’
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs.  
- Nhận xét. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:trực tiếp. 1’  
b. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 5’
- Gv cho hs quan sát một  số tranh ảnh chụp, vẽ lọ hoa  gợi ý cho hs nhận biết.
 * Hai lọ hoa có hình dáng giống nhau không?
 
* Lọ hoa  có những bộ phận nào?
* Lọ hoạ đ¬ược trang trí bằng hoạ tiết gì?
 
 
* Màu sắc lọ hoa thế nào?
* Lọ đ¬ược làm bằng chất liệu gì?
+ KL: Để vẽ, xé dán đ¬ợc lọ hoa các em cần quan sát kĩ hình dáng, đặc điểm và màu sắc của lọ hoa. Bây giờ cô sẽ h¬ướng dẫn hs cách vẽ lọ hoa.
c. Hoạt động 2: H¬ướng dẫn cách vẽ, xé dán lọ hoa 5’
- Gv treo hình minh hoạ lên bảng gợi ý hs cách vẽ.
+ B1: Vẽ hình dáng chung của lọ hoa cân đối với khổ giấy. 
+ B2: Vẽ miệng lọ, vẽ nét cong của thân lọ và đáy lọ. 
+ B3: Vẽ trang trí và màu cho đẹp. 
+ Cách xé dán: 
+ C1: Chọn giấy vẽ lọ hoa tr¬ớc, rồi xé dán theo nét vẽ. 
- Dán rồi trang trí cho đẹp. 
+ C2 : Gấp đôi tờ giấy màu, vẽ nét nửa lọ hoa xé hình thân lọ theo nét cong. Dán và trang trí cho đẹp.  
- Yêu cầu hs nêu các b¬ước vẽ, xé dán lọ hoa. 
d. Hoạt động 3: Thực hành. 20’
- Cho hs quan sát một vẽ  của hs năm tr¬ước. 
- H¬ướng dẫn hs thực hành vẽ, hoặc xé dán một lọ hoa theo ý thích. 
 - Gv đến từng bàn theo dõi, gợi ý 
 Hs vẽ, xé dán và trang trí theo ý thích.
- Động viên khích lệ hs có năng khiếu vẽ, xé dán sáng tạo . 
đ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. 3’
- Yêu cầu hs trư¬ng bày bài vẽ.
- Chọn một số sản phẩm đẹp tr¬ưng bày. 
- Gợi ý hs nhận xét.
- Tạo đ¬ược hình dáng đặc điểm của lọ hoa?
-  bạn trang trí lọ hoa có đẹp không?
- Màu sắc của lọ  ntn?
- Em thích bài vẽ, xé dán nào? vì sao?
- Gv nhận xét bổ xung, đánh giá bài vẽ của hs. Tuyên d¬ương hs có bài vẽ đẹp.
- Nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau.
 
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra. 
 
 
 
- Hs quan sát. 
 
+ Hai lọ hoa có hình dáng khác nhau. 
+ Lọ có dáng thấp tròn, lọ có dáng cao thon...
- Miệng, cổ, thân, đế.  
- Lọ hoa thấp đ¬ược trang trí hoạ tiết hoa lá ở giữa lọ hoa. 
- Lọ hoa cao đ¬ược trang trí đ-ường diềm ở thân lọ, hoa lá ở xung quanh 
- Lọ màu vàng, xanh, nâu. 
- Bằng sành, sứ, thuỷ tinh…
- Hs nghe giảng.
 
 
 
 
 
- Hs quan sát ghi nhớ cách vẽ ,xé dán.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- 3hs nêu
- Hs quan sát một số bài của hs năm trước chọn bài vẽ đẹp học tập 
- Hs chọn vẽ, hoặc xé dán lọ hoa theo các b¬ước gv h¬ướng dẫn. 
- Vẽ, xé dán và trang trí cân đối với khổ giấy.
 
- Hs tr¬ưng bày bài vẽ, xé dán.  
 
 
- Nhận xét theo gợi ý của gv.
 
 
- Chọn và xếp loại bài vẽ, nặn đẹp theo cảm nhận.
 
- chuẩn bị bài sau học.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 2
Ngày soạn:17/12/2016
Ngày giảng:20,21/12/2016
Bài 16: TẬP NẶN TẠO DÁNG
             NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
I. MỤC TIÊU:  
1.Kiến thức:  Giúp hs tìm hiểu cách nặn, cách xé dán con vật.
2.Kĩ năng: Hs biết cách vẽ hoặc xé dán con vật.  
3.Thực hành: Hs nặn,vẽ xé dán con vật theo ý thích.  
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv chuẩn bị : 
- Một số tranh ảnh, bài nặn các con vật   .
- Một số bài vẽ, nặn của hs năm trư¬ớc
- Hình minh hoạ cách vẽ , cách nặn .
- Hs chuẩn bị : 
-  VTV2, bút chì, màu vẽ, đất nặn .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:1’
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs  
- Nhận xét. 
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài: 1’  Cho hs hát bài hát có con vật.
? Trong bài hát có con vật nào ?
GV liên hệ vào bài   
b. Hoạt động 1:  Quan sát nhận xét.5’
- Gv cho hs quan sát một  số tranh ảnh bài nặn con vật   gợi ý cho hs nhận biết.
 * Vậy tranh  vẽ có những con vật nào ?
* Con vật có những bộ phận nào ?
* Nêu đặc điểm, hình dáng của con gà, trâu ?
 
 
 
* Em thấy mèo và thỏ có điểm gì giống và khác nhau?
 
 
* Khi con vật hoạt động đi, đứng ăn, nằm, chạy hình dáng con vật sẽ ntn?
* Màu sắc các con vật thế nào ?
* Ngoài các con vật trên em còn biết con vật nào khác ?
* Em chăm sóc con vật thế nào ?
 
- GVKL:  Để vẽ hoặc nặn con vật các em cần quan sát kĩ hình dáng, đặc điểm và hoạt động của con vật để nặn và vẽ con vật cho đúng. 
c. Hoạt động 2 : Hư¬ớng dẫn cách vẽ, nặn.5’ 
- Gv treo hình minh hoạ lên bảng gợi ý hs cách vẽ.
+ B1:  Vẽ  bộ phận chính đầu mình chân đuôi tạo dáng con vật cân đối với khổ giấy 
+ B2:  Vẽ  chi tiết  các bộ phận .
+ B3: Vẽ màu theo  cho giống con vật.
+ Cách nặn:
- B1: Nặn rời từng bộ phận. 
- B2: Ghép dính các bộ phận thành hình con vật, tạo dáng con vật cho sinh động.
- Yêu cầu 3 hs nêu cách vẽ
d.  Hoạt động 3 : Thực hành 20’
- Cho hs quan sát một vẽ  của hs năm tr-ước. 
 
- H¬ướng dẫn hs thực hành , nặn một con vật  phù hợp với khả năng. 
 - Gv đến từng bàn theo dõi ,gợi ý 
 Hs vẽ , nặn thêm một số hình ảnh  khác  cho sinh  động hư¬ớng dẫn hs hoàn thành bài tập.
 - Động viên khích lệ hs có năng khiếu  sáng tạo. 
đ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. 3’
- Yêu cầu hs tr¬ưng bày bài vẽ.
- Chọn một số sản phẩm đẹp trư¬ng bày. 
- Gợi ý hs nhận xét .
* Nặn đư¬ợc đúng đặc điểm của con vật chưa?
* Tạo dáng con vật có sinh động không ?
* Màu sắc của các con vật ntn ?
* Em thích bài vẽ, nặn nào? vì sao?
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của hs. Tuyên d¬ương hs có bài nặn vẽ đẹp. 
-Nhận xét chung lớp học .
3. Dặn dò:  Hoàn thành bài vẽ .1’
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra. 
 
- Hs hát và trả lời câu hỏi của gv. 
 
 
 
 
- Quan sát  và trả lời các câu hỏi của gv.   
- Con gà, thỏ, mèo, trâu, bò .....
- Đầu, mình ,chân đuôi …
- Gà trống mào đỏ, lông đuôi dài cong có nhiều màu sắc, gà có hai chân. 
- Trâu hình dáng to khoẻ, đầu có sừng, và có 4 chân.
- Giống nhau: Mèo và thỏ có thân hình gần giống nhau, khác nhau mèo tai ngắn đuôi dài, thỏ tai dài đuôi ngắn. 
- Khi con vật hoạt động hình dáng sẽ thay đổi cho phù hợp.
- Vàng, đen, xám, nâu ……
- 3hs nêu .
 
-  Cho con vật ăn, uống tắm cho con vật ….
- Hs ghi nhớ.
 
 
 
 
- Hs quan sát ghi nhớ cách vẽ, nặn .
   
 
- 3 hs nêu cách vẽ
 
-  Hs quan sát chọn ra bài vẽ, nặn đẹp để học tập.
- Thực hành  vẽ, nặn tạo dáng một con vật theo ý thích. 
- Vẽ cân đối với khổ giấy. vẽ màu theo ý thích thể hiện đ¬ược 3 sắc độ đậm nhạt .
 
 
 
- Hs trư¬ng bày bài vẽ. 
 
- Nhận xét theo gợi ý của gv.
 
 
 
 
- Chọn và xếp loại bài vẽ, nặn đẹp theo cảm nhận.
 
 
 
 
 
 
TUẦN 16
Lớp 3
Ngày soạn: 17/12/2016
Ngày giảng: 21,22/12/2016
       Bài 16: VẼ TRANG TRÍ
                                         VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
            ( ĐẤU VẬT -  PHỎNG THEO TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ)
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:Hs tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam.
2.Kĩ năng:Hs biết cách chọn màu, tô được màu phù hợp vào hình có sẵn.
3.Thái độ : Yêu thich tranh dân gian Việt Nam
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv chuẩn bị: 
- Một số tranh dân gian Đông Hồ có đề tài khác nhau.
- Một số bài của hs năm trư¬ớc. 
- Tranh đấu vật tô màu và tranh ch¬ưa tô màu. 
- Hs chuẩn bị: 
-  VTV3, bút chì, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 
Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:1’
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs. 
- Nhận xét. 
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài: trực tiếp.1’ 
b. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.5’
- Gv cho hs quan sát một  số tranh dân gian Gà mái, đấu vật, đánh ghen, hứng dừa... và giới thiệu.
 - Tranh dân gian là loại tranh đ¬ược in trên giấy dó từ những bản khắc gỗ, màu sắc của tranh th¬ường đ¬ược lấy từ màu tự nhiên. Các nét viền chắc khoẻ kết hợp với mảng màu tạo cho tranh có nét nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.Tranh th¬ường được vẽ, in bán vào dịp Tết nên gọi còn gọi là tranh Tết.
- Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau: Tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, ca ngợi anh hùng dân tộc, tranh châm biếm thói h¬ư tật xấu trong đời sống cộng đồng, tranh thờ, tranh trang trí...
- Các em quan sát kĩ màu sắc trên tranh dân gian để học tập, vận dụng vào bài vẽ của mình. 
c. Hoạt động 2: H¬ướng dẫn cách vẽ màu.5’
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh đấu vật. 
- Gợi ý hs tìm màu theo ý thích để vẽ vào ng¬ười, khố đai, thắt l¬ưng tràng pháo, nền 
- Có thể vẽ màu nền tr¬ước, hình ảnh sau hoặc ngư¬ợc lại. 
- Vẽ màu thể hiện đ¬ược 3 sắc độ đậm nhạt. 
d. Hoạt động 3: Thực hành .20’
- Cho hs quan sát một số bài vẽ  của hs năm trư¬ớc. 
- H¬ướng dẫn hs thực hành vẽ màu đều tay, thể hiện đ¬ược 3 sắc độ đậm nhạt, theo ý thích. vẽ gọn gàng sạch sẽ màu không chờm ra ngoài.
 - Gv đến từng bàn theo dõi, gợi ý 
 Hs hoàn thành bài tập.
- Động viên khích lệ hs có năng khiếu vẽ màu có sáng tạo . 
đ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.  3’
- Yêu cầu hs tr¬ưng bày bài vẽ.
- Chọn một số sản phẩm đẹp tr¬ưng bày. 
- Gợi ý hs nhận xét.
* Cách tô màu (có đậm nhạt không )?
* Bạn tô màu có gọn gàng sạch sẽ không?
* Em thích bài vẽ nào? vì sao?
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của hs. Tuyên d¬ương hs có bài vẽ đẹp 
- Nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò: chuẩn bị bài sau học.1’
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra. 
 
 
 
- Hs quan sát. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát để nhận biết hình dáng, hoạt động của các hình ảnh chính, phụ. Các dáng ng¬ười ngồi, các thế đấu vật.
 
- Hs quan sát một số bài của hs năm trưóc chọn bài vẽ đẹp học tập 
- Hs chọn màu để vẽ theo các bư¬ớc gv hướng dẫn. 
- Vẽ màu gọn gàng sạch sẽ, thể hiện được 3 sắc độ đậm nhạt.
 
 
 
 
 
 
- Hs trư¬ng bày bài vẽ    
 
 
- Nhận xét theo gợi ý của gv.
 
 
 
 
- Chọn và xếp loại bài vẽ, nặn đẹp theo cảm nhận.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 4
Ngày soạn:17/12/2016
Ngày giảng: 19,22,23/12
Bài 16:  TẬP NẶN TẠO DÁNG
           TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP
I. MỤC TIÊU: 
1.kiến thức: Hs biết cách tạo dáng một số con vật , đồ vật bằng đất nặn .
2.Kĩ năng: Hs tạo dáng đ¬ược con vật hay đồ vật bằng đất nặn theo ý thích .
3. Thái độ: Hs ham thích sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh các con vật, một số con vật bằng đất nặn.
- Một số bài của hs năm tr¬ước. 
- Hình minh hoạ cách nặn.  
- Hs chuẩn bị: 
- VTV4, SGK, đất nặn, bút chì, màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:1’
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs. 
- Nhận xét. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp  1’ 
b. Hoạt động 1 :Quan sát, nhận xét5’
- Gv cho hs quan sát một số sản phẩm tạo dáng bằng đất nặn gợi ý cho hs nhận biết. 
? Kể tên các con vật?
? Hình dáng và đặc điểm của những con vật mèo, thỏ,gà...? 
 
 
 
 
 
 
 
? Con vật có những bộ phận gì?
? Màu sắc của con vật thế nào?
? Kể tên các loại ô tô mà em biết?
? Hình dáng và màu sắc ô tô thế nào?
? Ô tô có những bộ phận gì ?
? Em thích sản phẩm nào?
- Gv tóm tắt: các loại vỏ hộp nút chai, bìa cứng... với nhiều hình dáng, kích cỡ khác nhau, ta có thể sử dụng chúng để tạo thành nhiều sản phẩm đồ chơi theo ý thích. Muốn tạo đ¬ược một con vật bằng các vật liệu trên ta cần phải biết đ¬ược hình dáng, đặc điểm của chúng để tìm chất liệu cho phù hợp.
c.  Hoạt động 2: H¬ướng dẫn cách tạo dáng.5’
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh ảnh chụp con vật hoặc các hình ô tô  
- Yêu cầu hs chọn đồ vật để tạo dáng. 
- Hư¬ớng dẫn hs cách nặn. 
+ B1: Nặn các bộ phận chính trư¬ớc.
+ B2: Nặn chi tiết con vật hoặc ôtô 
+ B3: Gắn các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoặc ôtô.
 - Yêu cầu hs nêu lại cách nặn 
d. Hoạt động 3 : Thực hành . 20’
- Cho hs quan sát một nặn của hs năm tr-ước. 
- H¬ướng dẫn hs thực hành nặn tạo dáng con vật, ôtô theo cảm nhận  
 - Gv đến từng bàn theo dõi, gợi ý 
 Hs hoàn thành bài tập.
- Động viên khích lệ hs có năng khiếu nặn tạo dáng có sáng tạo. 
đ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 3’
- Yêu cầu hs trư¬ng bày bài vẽ
- Chọn một số sản phẩm đẹp tr¬ưng bày. 
- Gợi ý hs nhận xét.
- Hình dáng đặc điểm của con vật, ô tô thế nào?
- Các bộ phận, chi tiết có phù hợp không?
- Em thích bài nặn nào? vì sao?
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của hs. Tuyên dư¬ơng hs có bài nặn đẹp. Nhận xét chung lớp học.
3. Dặn dò: chuẩn bị bài sau học.1’
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra. 
 
 
 
- Hs quan sát. 
 
- Con trâu, bò, gà, mèo thỏ…
- Hình dáng và đặc điểmcủa các con vật khác nhau. Voi thân hình to khoẻ, chân to, tai to có vòi, ngà.
- Con gà, mèo, thỏ, thân hình nhỏ 
Gà có mào to đỏ. lông đuôi có nhiều màu sắc gà có hai chân. 
- Mèo, thỏ có hình dáng gần giống nhau, khác nhau mèo tai ngắn đuôi dài, thỏ tai dài đuôi ngắn.
- Đầu, mình, chân, đuôi.
- Màu đen, vàng, xám…
- Ô tô tải, ô tô khách, ô tô buýt.
- Hình dáng màu sắc ô tô khác nhau. 
- Đầu xe, buồng lái, thùng xe bánh xe…
- 4 hs trả lời. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát để nhận biết hình dáng 
Cấu tạo của chúng .
- 4 hs trả lời. 
 
 
 
- 3hs nêu. 
 
- Hs quan sát một số bài của hs năm trước chọn bài nặn đẹp học tập.
- Hs chọn con vật, ô tô tạo dáng  theo các b¬ước gv hư¬ớng dẫn. 
- Hs nặn, tạo dáng cho sinh động.
 
 
 
 
 
- Hs trư¬ng bày bài.
 
 
 
- Nhận xét theo gợi ý của gv.
- Chọn và xếp loại bài vẽ, nặn đẹp theo cảm nhận.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 5
Ngày soạn: 17/12/2016
Ngày giảng: 19/12/2016
Bài 16:  Vẽ theo mẫu:
VẼ QUẢ DỪA HOẶC CÁI XÔ ĐỰNG NƯỚC
I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS hiểu được đặc điểm của mẫu.
2.Kĩ năng: HS biết sắp xếp bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần giống mẫu.
3.Thái độ: HS quan tâm yêu quí mọi vật xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ:
      1. Đối với giáo viên:
- Mẫu vẽ có 2 vật mẫu.
- Bài vẽ của HS năm trước.
       2. Đối với học sinh:
- Giấy hoặc vở thực hành.
- Bút chì,tẩy,màu...
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động
   Hát tập thể
 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Giới thiệu bài
- Giáo viên ghi tiêu đề bài học
- Học sinh giới thiệu bài, đọc mục tiêu bài học
2. Quan sát, nhận xét.
 
- Các nhóm quan sát mẫu vẽ quả dừa hoặc cái xô đựng nước và trả lời câu hỏi:
+ Vật nào đứng trước,vật nào đứng sau?
+ Tỉ lệ của các vật mẫu?
+ Độ đậm nhạt?
3. Cách vẽ.
 
- GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ theo mẫu.
- GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn.
B1: Vẽ KHC, KHR:
B2: Xác định tỉ lệ các bộ phận và vẽ hình:
B3: Vẽ chi tiết:
B4: Vẽ đậm,vẽ nhạt:
- GV cho HS xem bài vẽ năm trước.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 
- HS thực hành vẽ cá nhân.
- GV bao quát lớp nhắc nhở HS vẽ mẫu theo đúng vị trí quan sát,vẽ hình sao cho cân đối, quan sát mẫu để vẽ độ đậm nhạt...bằng chì hoặc màu.
*Lưu ý:Không được dùng thước...
*ĐÁNH GIÁ
 
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ của các nhóm về:
+ Vẽ hình gần giống mẫu
+ Cách tô màu hoặc đánh bong chì theo đậm nhạt
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
- Cho gia đình mình xem bài vẽ.
- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Đỗ Cung trên sách báo...
 
 
************************************
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xem nhiều