Powerpoint bài tuần 23 Bài 23 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH CÁC CON VẬT môn mĩ thuật lớp 1

Giáo án Powerpoint bài tuần 23 Bài 23 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH CÁC CON VẬT môn mĩ thuật lớp 1, bài giảng điện tử môn mĩ thuật lớp 1, bài tuần 23 Bài 23 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH CÁC CON VẬT

Lớp 1 TUẦN 23
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 23 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
                                XEM TRANH CÁC CON VẬT
I. MỤC TIÊU:  
1.Kiến thức: Giúp hs tập quan sát, nhận xét về nội dung đề tài, cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu .
2.Kĩ năng: Bước đầu có cảm nhận vẻ đẹp của từng bức tranh.
3.Thái độ: Thêm gần gũi, yêu mến và thích chăm sóc con vật 
- Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày  .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv chuẩn bị :
- Một số tranh các con vật có hình dáng, hoạt động khác nhau .
- Tranh vẽ các con vật VTV1 
- Hs chuẩn bị :
- VTV1, bút chì, màu vẽ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 1’
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs.  
- Nhận xét. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:Trực tiếp   1’
b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.5’
- Gv cho hs quan sát một số tranh con vật  gợi ý cho hs nhận xét 
* Tranh vẽ có những con vật  gì  ? 
- Em nêu đặc điểm của từng con vật 
* Con vật có những bộ phận  nào ?
* Màu sắc các con vật thế nào ?
* Kể tên các con vật mà em biết ?
+ Gv tóm tắt.
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn xem tranh 10’  
*. Tranh các con vật tranh sáp màu và bút dạ của bạn Cẩm Hà 
* Tranh của bạn Hà vẽ những con vật gì ?
* Trong tranh hình ảnh con vật nào nổi bật nhất ?
* Ngoài các con vật trong tranh còn hình ảnh nào khác nữa ?
* Những con vật trong tranh được vẽ thế nào ?
* Những màu nào được vẽ trong tranh ?
* Em có thích tranh của bạn Cẩm Hà không ? Vì sao ?
*. Tranh đàn gà vẽ bằng sáp màu và bút dạ của bạn Thanh Hữu 10’
* Tranh của bạn Hữu vẽ đề tài gì ?
* Em hãy kể tên các con gà trong tranh ?
* Các con gà trong tranh được vẽ thế nào ? 
 
* Ngoài ra còn hình ảnh nào khác ? 
* Trong tranh có những màu nào ?
* Em thích màu nào trong tranh ? 
* Em có thích tranh đàn gà của Thanh Hữu không ?
d. Hoạt động 3: Tóm tắt, kết luận 5’
- Các em vừa quan sát hai bức tranh vẽ các con vật rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta . Các con vật trong tranh được vẽ rất sinh động về hình dáng , và màu sắc . Bức tranh vẽ bố cục cân đối hài hoà .
- Hằng ngày các em làm gì để chăm sóc các con vật nuôi ? 
+ Các con vật trên rất  quen thuộc gần gũi với chúng ta và rất có ích các em ạ .Con trâu đi cày , con mèo bắt chuột ….Vì vậy chúng ta phải yêu quí  chăm sóc và bảo vệ các con vật .
đ. Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá3’
 - Nhận xét chung lớp học, tuyên dương các hs có ý thức tốt xây dựng bài .
- Nhắc nhở hs chưa chú ý .
3. Dặn dò :1’ Về nhà sưu tầm tranh   các con vật .
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra 
 
 
 
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi của giáo viên 
- Con thỏ, mèo, trâu,gà …. 
- 4 hs trả lời 
- Đầu, mình, chân, đuôi 
- 3hs nêu 
- 3hs nêu 
- Hs ghi nhớ 
 
 
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi của gv  
- Vẽ con trâu, con gà, con mèo, con bướm, con chuồn chuồn và con chim
- Hình ảnh con trâu, gà, mèo nổi bật nhất 
- Hình ảnh ông mặt trời, cây hoa …..
 
- Những con vật được vẽ rất sinh động, mỗi con một dáng vẻ, con đi con đứng, con đang bay trên trời .
- Màu vàng, đen, xanh, hồng, đỏ …
 
- Em  rất thích tranh của bạn Hà vì bạn hà vẽ rất nhiều con vật với dáng vẻ sinh động ….
 
 
- Vẽ đề tài con vật  Đàn gà 
- Gà trống , gà mái , gà con .
 
- Những con gà  vẽ rất sinh động ,con quay phải con quay trái , con đi, con đứng , con đang ngẩng đầu lên .
- Hình ảnh cỏ ,mây ông mặt trời .
- Màu xanh, đỏ , tím , vàng ,da cam 
- 2hs trả lời .
- 2hs trả lời .
 
 
 
- Hs nghe giảng 
 
 
 
 
 
-2hs trả lời 
 
 
                               
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 23
LỚP 2
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 23 : VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VỀ MẸ HOẶC CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: Hs tìm hiểu nội dung đề tài về mẹ hoặc cô giáo.
2.Kĩ năng:Hs biết cách vẽ tranh đề tài mẹ hoặc cô giáo 
                 -Tập vẽ được tranh về mẹ hoặc cô giáo.
3.Thái độ: biết yêu quí mẹ và cô giáo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Gv chuẩn bị :
- Một số tranh ảnh về mẹ hoặc cô giáo, tranh sinh hoạt, tranh chân dung  
- Một số bài của hs năm trước 
- Tranh minh hoạ cách vẽ tranh 
- Hs chuẩn bị :
- VTV2, bút chì, màu vẽ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 1’
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ của hs . 
- Nhận xét. 
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài: 2’ Gv cho  hs hát bài Mẹ và cô 
* Trong bài hát có hình ảnh nào ? 
Mẹ và cô là những người rất thân rất gần gũi với chúng ta. Để tỏ lòng biết ơn người đã sinh thành nuôi nấng chúng ta nên người và người dạy dỗ chúng ta là người có ích. Hôm nay cô cùng các em vẽ tranh về đề tài Mẹ và Cô để thể hiện tình cảm của mình với người chúng ta yêu mến và kính trọng  
b. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài .6’
- Gv cho hs quan sát một số tranh về mẹ và cô giáo   gợi ý cho hs nhận xét 
* Những bức tranh này vẽ nội dung gì 
* Hình ảnh chính trong tranh là ai ?
 
* Hình ảnh chính trong tranh được vẽ thế nào?
* Các hình ảnh chính phụ được sắp xếp thế nào ?
* Màu sắc trong tranh thể hiện ntn ?
* Mẹ hoặc cô hay làm những công việc gì ?
* Em hãy tả lại hình dáng, màu sắc trang phục của mẹ hoặc cô ?
* Em thích vẽ mẹ hay cô khi đang làm gì ? Tả lại hoạt động đó ?
+ Gv kết luận  : Các em vừa quan sát một số tranh đề tài mẹ và cô. Để vẽ bức tranh về mẹ hoặc cô giáo các em hãy nhớ lại hình ảnh và những công việc hay làm của mẹ và cô để vẽ thành một bức tranh đẹp .
c.  Hoạt động 2 : Hư¬ớng dẫn cách vẽ 4’
- Gợi ý hs nhớ lại hình ảnh Mẹ và Cô với đặc điểm hình dáng, hoạt động trang phục 
- Gv treo hình minh hoạ  lên bảng 
hướng dẫn hs  
+ B1: Vẽ hình ảnh Mẹ và Cô giáo cân đối với khổ giấy  . 
+ B2 : Vẽ hình ảnh phụ cho phù hợp với nội dung 
+ B3 : Vẽ màu thể hiên ba sắc độ đậm nhạt, vẽ màu đều tay màu không chờm ra ngoài hình .
- Yêu cầu 3hs nêu lại cách vẽ
d.  Hoạt động 3 : Thực hành 19’
- Gv cho hs quan sát một số bài vẽ vẽ  của hs năm trước 
- Hướng dẫn vẽ tranh mẹ hoặc cô cân đối với khổ giấy 
đ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. 3’
- Yêu cầu hs trưng bày sản phẩm 
* Cách sắp bố cục bức tranh  thế nào ?
* Hình ảnh mẹ và cô giáo được vẽ thế nào  ?
* Màu sắc thể hiện trong tranh có đẹp không  
* Em thích bài vẽ nào ? Vì sao ?
3. Dặn dò: 1’  Về nhà hoàn thành bài vẽ và chuẩn bị đồ dùng cho bài sau
- Hs bày đồ dùng lên bàn cho gv kiểm tra 
- Hình ảnh Mẹ và cô 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi của giáo viên 
- Tranh 1 vẽ chân dung Mẹ, tranh 2 vẽ hs tặng hoa cô giáo, tranh 3 vẽ Mẹ và con 
- Hình ảnh Mẹ và cô giáo 
- Hình ảnh chính vẽ to ở giữa tranh 
- Hình ảnh phụ được vẽ xung quanh hình ảnh chính .
- Màu sắc tươi sáng, có đậm nhạt 
- 2hs kể 
 
- Hs trả lời 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Nhớ lại hình ảnhnhững công việc mẹ và cô thường làm 
 
Hs quan sát ghi nhớ cách vẽ 
 
 
- Hs quan sát, chọn bài đẹp về hình  và màu  để học tập 
- Vẽ màu gọn  gàng sạch sẽ thể hiện 3 sắc độ đậm nhạt .
- Hs trưng bày bài vẽ 
- Nhận xét bài vẽ theo gợi ý của giáo viên 
 
- Chọn bài vẽ đẹp theo cảm nhận  
 
 
 
                   
 
 
Lớp 3                                            Tuần 23
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 23: Vẽ theo mẫu
 VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hs tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc bình đựng nước
2.Kĩ năng: Biết cách vẽ, vẽ được cái bình đựng nước
-GD: Hs cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật, biết giữ gìn đồ vật
II. CHUẨN BỊ:
GV :- Một vài cái bình đựng nước có hình dáng, chất liệu,trang trí khác nhau.
        - Một vài bài của hs vẽ
HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì, màu, tẩy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định(1’)
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
2. Bài mới(1ph)
- Gtb: ghi đầu bài lên bảng
HĐ 1: Quan sát nhận xét(5’)
- Gv giới thiệu một vài cái bình đựng nước khác nhau:
 + Cái bình đựng nước có những bộ phận gì ?
 + Cái bình đựng nước có hình dáng như thế nào ?
 
 
 
 
 
 + Chất liệu của các bình này là gì ?
 + Màu sắc của các bình này như thế nào ?
 
 
 
 
 
 
 + Nhà em có bình đựng nước không ?
* Bình đựng nước là vật dụng rất cần thiết cho mọi gia đình. Bình có nhiều kiểu dáng khác nhau về hình dáng và cách trang trí 
HĐ 2: Cách vẽ (4’)
- Gv treo hình minh hoạ cách vẽ 
 + Tương tự các bài vẽ theo mẫu chúng ta tiến hành các bước vẽ như thế nào ?
 
 
 
 
 
- Gv thao tác vẽ mẫu
- Vẽ vừa với phần giấy ở vở
- Có thể trang trí các hoạ tiết theo ý thích
- Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu theo ý thích, vẽ màu nền và màu hoạ tiết.
HĐ 3: Thực hành( 20’)
- Gv đặt mẫu sao cho cả lớp quan sát thấy được
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá:(3’)
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương
* Bình đựng nước dùng để đựng nước uống hằng ngày các em phải thường xuyên rửa, và giữ gìn sạch sẽ .
- Chuẩn bị
 
- Lắng nghe
 
- Quan sát và trả lời
 
- Nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy.
- Mỗi bình có hình dáng khác nhau:
 + Có kiểu cao, kiểu thấp
 + Kiểu thân thẳng, kiểu thân cong.
 + Kiểu miệng rộng hơn đáy, kiểu miệng và đáy bằng nhau
 + Mỗi bình có kiểu tay cầm khác nhau
- Nhựa, thuỷ tinh, gốm,…
- Có nhiều màu : Vàng trắng, hồng…
 + Có bình một màu, bình nhiều màu
 + Bình trong suốt
 + Bình vẽ hoạ tiết trang trí( hoa, lá, con vật …)
- Hs trả lời
- Lắng nghe
 
 
 
 
B1 Ước lượng chiều cao, chiều ngang( cả tay cầm)
B2 Vẽ khung hình
- Tìm tỉ lệ thân, miệng đáy.
B3 Vẽ nét chính trước, vẽ chi tiết sau
-b4 Vẽ đậm nhạt hoặc có thể trang trí và vẽ màu.
 
 
 
 
 
- Hs nhìn mẫu và vẽ
- Vẽ theo các bước đã hướng dẫn
 
 
 
 
- Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ 
+ Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu
+ Chọn bài mình thích
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lớp 4
Ngày soạn:
Ngày giảng:
                                    BÀI 23  : TẬP NẶN TẠO DÁNG
              TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI 
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động 
2.Kĩ năng:Làm quen với hình khối tượng tròn 
- Nặn được một dáng người đơn giản theo hướng dẫn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV chuẩn bị :
- Một số tranh ảnh dáng người có hình dáng khác nhau  
- Hình minh hoạ cách nặn 
- Một số bài nặn  của HS năm trước 
- HS chuẩn bị :
- VTV4, SGK4,  bút chì, màu vẽ, đất nặn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :1’ Kiểm tra đồ dùng học sinh 
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp 1’
b. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét 6’
- GV giới thiệu tranh ảnh và một số tượng nặn hình dáng người đơn giản 
? Các dáng người trong tranh vẽ  như thế nào ?
 
 
? Con người có các bộ phận gì ?     
? Khi con người hoạt động thì dáng người sẽ như nào ?
 
- GV cho 4 HS lên làm mẫu minh hoạt các dáng người khi hoạt động để HS nhận biết ?
? Chất liệu để tạc tượng là gì ?
+ KL : Để nặn được hình dáng người các em quan sát kĩ hình dáng đặc điểm của người khi hoạt động.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn . 4’
- GV  hướng dẫn  cách nặn.
+ B1: Nặn các bộ phận đầu, mình chân, tay . 
+ B2 : Gắn  các bộ phận thành hình người, tạo dáng hoạt động cho người, đi, chạy…
 
 
 
 
+ B3 : Tạo thêm chi tiết tóc, bàn tay, bàn chân, nặn thêm một số hình ảnh khác cây nhà, con vật …
 
 
- Yêu cầu 3 HS  nêu lại cách nặn 
d. Hoạt động 3: Thực hành 18’
- GV cho HS quan sát một số bài nặn của HS năm trước 
- GV cho HS thực hành theo nhóm 
- Chia lớp thành 4 nhóm, 2 bàn thành một nhóm .
- Mỗi nhóm nặn từ 3, 4 dáng người đơn giản và nặn thêm một số hình ảnh khác để sắp xếp thành đề tài, như đá bóng, nhảy dây, ngồi đọc sách …
- GV đến từng nhóm quan sát, hướng dẫn HS  còn lúng túng hoàn thành bài nặn 
- Động viên khích lệ HS có năng khiếu nặn theo cảm nhận 
đ. Hoạt động 4 : Nhận xét - đánh giá. 4’
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm 
- Chọn một số sản phẩm trưng bày  gợi ý HS nhận xét 
? Cách sắp đề tài đã phù hợp chưa  ?
? Cách tạo dáng người có sinh động không ?  
? Màu sắc trong bài nặn thế nào ?
? Em thích bài nặn của nhóm  nào ? Vì sao ?
- GV nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ của HS . 
- Tuyên dương  nhóm hs có bài nặn  đẹp 
- Nhận xét chung lớp học 
3. Dặn dò :1’ Về nhà hoàn thành bài vẽ và chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. - HS  bày đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra 
 
 
- HS quan sát mẫu  và trả lời câu hỏi của giáo viên 
- Vẽ các dáng hoạt động khác nhau người đi, ngồi, chạy đứng … .
- Đầu mình, tay chân . 
- Dáng  người sẽ thay đổi cho phù hợp với từng hoạt động, từng công việc .
- 4 HS minh hoạ lớp quan sát  .
- Gỗ, đá, đất nung, xi măng ….
 
 
 
 
 
 
- HS quan sát hình minh hoạ, ghi nhớ cách nặn .
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- 3 HS nêu các bước nặn 
 
- HS quan sát, chọn bài đẹp học tập 
 
- HS thực hành theo nhóm, bầu nhóm trưởng phân công các thành viên trong tổ nặn dáng người và chi tiết để ghép thành đề tài theo cảm nhận 
 
 
- HS  trưng bày bài nặn
- Nhận xét bài vẽ theo gợi ý của giáo viên 
 
 
 
 
- Chọn bài vẽ đẹp theo cảm nhận  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 23
LỚP 5
Ngày soạn:
Ngày giảng:
BÀI 23  : VẼ TRANH
                                                  ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức; Giúp HS  nhận thấy sự đa dạng và phong phú của đề tài xung quanh cuộc sống, qua đó lựa chọn được chủ đề .
2.Kĩ năng: HS  tự chọn được chủ đề để vẽ tranh 
3.Thái độ: Quan tâm đến cuộc sống xung quanh 
- Tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Chuẩn bị : 
- Một số tranh vẽ các đề tài khác nhau    .
- Hình minh hoạ cách vẽ tranh 
- Một số bài của HS năm trước
- HS chuẩn bị : 
- VTV5, SGK5, bút chì, màu vẽ .
III. Các hoạt động dạy học:
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :1’
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ của HS  
- Nhận xét 
2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài:1’ ? Em đã được học vẽ tranh những đề tài nào?
- Mỗi bạn có một ý thích riêng. Để biết rõ năng khiếu và sở thích của mình được thể hiện bức tranh đẹp và sinh động như thế nào? Em hãy tự chọn   một trong những đề tài đã học và vẽ một bức tranh mình yêu thích nhé .
b. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài .5’
- GV cho HS quan sát một tranh các thể loại gợi ý cho HS nhận biết 
* Các bức tranh trên vẽ về những đề tài gì ?
 
* Qua các bức tranh trên em có nhận xét gì về cách thể hiện đề tài ?
* Em thích vẽ tranh đề tài nào ?
* Trong các bức tranh có hình ảnh nào?
* Màu sắc thể hiện trong tranh thế nào?
- GV bổ sung : Vẽ tranh đề tài tự chon rất đa dạng và phong phú. Các em có thể vẽ tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh sinh hoạt với nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy các em suy nghĩ tìm chọn những nội dung mình yêu thích và phù hợp để vẽ tranh .
* Các em thường tham gia các hoạt động gì để cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp ?
- Gv nhận xét bổ sung 
c. Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ tranh.5’
- Yêu cầu HS nêu các bức vẽ tranh đề tài 
+ B1 : Chọn các hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài  
+B2 : Vẽ hình ảnh chính ,phụ cân đối rõ nội dung 
+ B3 : Vẽ màu tươi sáng có đậm , có nhạt .
d. Hoạt động 3: Thực hành.20’
- Cho HS quan sát một số bài của HS  năm trước để HS  tham khảo 
- GV đến từng bàn theo dõi, gợi ý hướng dẫn  cách sắp xếp hình ảnh chính phụ và cách vẽ màu cho bức tranh sinh động 
- Vẽ màu phải gọn gàng sạch sẽ .
đ. Hoạt động 4: Nhận xét ,đánh giá. 3’
- Yêu cầu HS trưng bày bài vẽ  
- Gợi ý HS nhận xét .
*  Cách sắp bố cục  đã cân đối chưa? 
* Hình ảnh chính, phụ vẽ có sinh động không ?
* Màu sắc thể hiện trong tranh thế nào ?
* Em thích bài vẽ  nào ? vì sao ?
- GV nhận xét bổ sung, đánh giá bài vẽ  của HS. Tuyên dương HS  có bài vẽ đẹp 
3.Dặn dò :1’ 
chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau .
- HS bày đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Quan sát tranh trả lời các câu hỏi của GV .   
- Vẽ đề tài phong cảnh, đề tài sinh hoạt, đề tài con vật, đề tài trường học...
- Các đề tài rất phong phú và đa dạng 
 
- 4HS trả lời 
- HS trả lời 
 
- HS ghi nhớ
 
 
- Tham gia các hoạt động lao động vệ sinh, trường học, đường làng ngõ xóm. Và trồng cây xanh 
 
 
- 2HS nêu 
 
 
 
 
 
 
 
 
- HS quan sát bài vẽ của HS năm trước 
- Vẽ một bức tranh phù hợp với khả năng . Chọn hình ảnh và sắp xếp cho cân đối 
 
- Vẽ màu tươi sáng có đậm nhạt 
 
- HS trưng bày bài  
- Nhận xét theo gợi ý của GV .
- Chọn và xếp loại bài vẽ đẹp theo cảm nhận .
 
 
 
 
 
 
Xem nhiều