Powerpoint bài tuần 3 BÀI 2: MÀU SẮC QUANH EM môn mĩ thuật lớp 1

Giáo án Powerpoint bài tuần 3 BÀI 2: MÀU SẮC QUANH EM môn mĩ thuật lớp 1, bài giảng điện tử môn mĩ thuật lớp 1, bài tuần 3 BÀI 2: MÀU SẮC QUANH EM

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN 3
LỚP 1
Thời gian thực hiện từ ngày :21/9/2021 đến 24/9/2021
CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM
BÀI 2: MÀU SẮC QUANH EM (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành và phát triển ở HS nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực…. , thông qua một số biểu hiện cụ thể sau: 
-Yêu thiên nhiên, yêu thích nét đẹp của màu sắc.
-Biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, tham gia các hoạt động nhóm.Trung thực trong nhận xét, chia sẻ, thảo luận.
-Không tự tiện sử dụng màu sắc, họa phẩm, …của bạn.
-Biết giữ vệ sinh lớp học, ý thức bảo quản đồ dùng học tập, trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ  thuật của mình, của mọi người.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:
2.1 Năng lực mĩ thuật
-Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc; biết cách sử dụng một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
-Sử dụng màu sắc ở mức độ đơn giản. Tạo được sản phẩm với màu sắc theo ý thích.
-Phân biệt được một số loại màu vẽ và cách sử dụng. Bước đầu chia sẻ được cảm nhận về màu sắc ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và liên hệ cuộc sống.
2.2 Năng lực chung
-Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác thự hiện nhiệm vụ học tập. 
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học. 
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, nhận rasuwj khcs nhau của màu sắc. 
2.3 Năng lực đặc thù khác
-Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả về màu sắc theo cảm nhận.
-Năng lực khoa học: biết được trong tự nhiên và cuộc sống có nhiều màu sắc khác nhau.
-Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác, sử dụng công cụ bằng tay như sử dụng kéo, hoạt động vận động.  
II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
1.Học sinh:
- SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; 
- Các đồ dùng  cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1. 
-Các sản phẩm khác nhau có màu sắc phong phú.
2.Giáo viên: 
- Các đồ dùng  cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1. 
-Minh họa giới thiệu cách sử dụng một số loại màu vẽ thông dụng.
-Phương tiện, họa phẩm chủ yếu là màu vẽ, giấy màu và đất nặn nhiều màu.
-Chuẩn bị tốt các nội dụng về màu sắc và ý nghĩa của nó.
-Một số bức tranh rõ màu chủ đạo, màu sắc khác nhau.
nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, hướng dẫn thực hành, gợi mở, tích hợp.
2.Kĩ thuật dạy học: Bể cá, động não.
3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
1. Ổn định lớp (khoảng 1 phút)
- Kiểm duyệt sĩ số: Lớp trưởng báo cáo.
Ngày giảng 21/9/2021 24/9/2021 21/9/2021 22/9/2021 21/9/2021
Lớp    1A1     1A2     1A3     1A4     1A5
Sĩ số  
Vắng         0          0          0          0          0
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: GV cho HS chia sẻ về sự chuẩn bị đồ dùng của 
Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết
Tiết 1 - Nhận biết, đọc tên một số màu sắc quen thuộc có trong tự nhiên, đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
- Thực hành: Cách sử dụng màu và bảo quản; bước đầu sử dụng màu để vẽ hình ảnh theo ý thích và đọc tên màu sắc trong thực hành, chia sẻ cảm nhận. 
Tiết 1
 
Nội dung Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS ĐDDH
Hoạt động 1: Ổn định lớp, khởi động, giới thiệu bài (khoảng 3’)
- Kiểm tra sĩ số HS, Gợi mở HS nhắc lại nội dung bài 1
- Giới thiệu bài học: Sử dụng một số đồ dùng học tập của HS, gợi mở HS giới thiệu tên một số màu sắc mà Hs biết. Nhắc nội dung bài 1. Nêu tên màu sắc quen thuộc Đồ dùng học tập màu sắc khác nhau
Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 10’)
a. Sử dụng hình ảnh trong SGK (Tr.8) 
- Nhắc HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các hình ảnh mà em biết? 
+ Đọc tên các màu có ở các hình ảnh?  
- Nhận xét, gợi mở HS quan sát các hình ảnh tiếp theo. - Quan sát
- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Hình ảnh trong SGK trang 8
 
b. Sử dụng hình ảnh trong SGK (Tr.9) 
- Hướng dẫn HS quan sát, thảo luận và giới thiệu tên và màu sắc ở mỗi hình ảnh
 - Yêu cầu đại diện nhóm HS trả lời, nhận xét/bổ sung.
- Nhận xét, tổng hợp nội dung HS trả lời, nhận xét và gợi mở HS nhận ra: Màu sắc có trong tự nhiên; Màu sắc có trên các đồ vật, đồ dùng… do con người tạo ra.
- Kích thích HS quan sát hình ảnh sưu tầm. - Quan sát
- Thảo luận nhóm bốn, trả lời câu hỏi
Hình ảnh trong SGK trang 8
 
c. Sử dụng hình ảnh sưu tầm 
- Tổ chức HS quan sát và nêu lần lượt các câu hỏi, kích thích HS trả lời nhanh:  
+ Đây là con gì? Bộ lông của con vật có những màu gì?
+ Đây là đồ vật gì? Trên đồ vật, có những màu gì?... 
- GV nhận xét, kết hợp chốt các mục a, b, c: Xung quanh ta có rất nhiều màu sắc, mỗi màu đều có tên gọi riêng.
- Kích thích HS tìm hiểu màu sắc ở sản phẩm, tác phẩm MT. - Quan sát
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét bạn trả lời - Hình ảnh sưu tầm
d. Sử dụng hình ảnh sản phẩm, tác phẩm MT trong SGK (tr.10) và sưu tầm
- Hướng dẫn HS quan sát lần lượt: Hai bức tranh trong SGK và sản phẩm, tác phẩm sưu tầm; gợi mở HS kể tên một số màu sắc quen thuộc trong mỗi sản phẩm, tác phẩm.
- Nhắc HS nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn
- Nhận xét các ý kiến của HS
- Chốt HĐ 1: Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc. Chúng ta có bắt gặp màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong sản phẩm, tác phẩm MT. 
- Quan sát
- Kể tên một số màu sắc quen thuộc 
- Hình ảnh trong SGk, Tr.10
-Sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật sưu tầm
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 14’)
a. Hướng dẫn HS sử dụng màu sáp, màu dạ 
- Hướng dẫn HS quan sát hình SGK (tr.10, 11); gợi mở HS chia sẻ cách sử dụng, bảo quản màu. 
- Yêu cầu Hs nhận xét, bổ sung
- Tóm tắt các ý kiến của HS, kết hợp hướng dẫn, thị phạm minh họa và giảng giải cách dùng, bảo quản màu sáp, màu dạ.
- Cho HS quan sát một số bức tranh vẽ bằng màu sáp, màu dạ. - Quan sát
- Nêu cách sử dụng màu 
- Nhận xét/bổ sung 
-Hình SGK tr.10, 11
- Màu sáp, màu dạ, giấy A4
 
b. Tổ chức HS thực hành sử dung, bảo quản màu và tập trao đổi, chia sẻ
- Giới thiệu thời lượng dành cho bài học và nhiệm vụ thực hành ở tiết 1.
- Bố trí HS theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân: 
+ Sử dụng bút màu sáp hoặc màu dạ để vẽ hình ảnh theo ý thích (nét, hình…) trên giấy.
+ Cất màu sau khi vẽ.  
- Nhắc HS trong thực hành: Quan sát các bạn trong nhóm: chọn màu gì, vẽ màu như thế nào?... Trao đổi hoặc nhận xét, đặt câu hỏi với bạn về cách dùng màu, bảo quản màu…
- Quan sát Hs thực hành và trao đổi, gợi mở hoặc hướng dẫn HS thực hiện tốt hơn
- Quy mô nhóm: 6 HS
- Thực hành cá nhân
- Quan sát, trao đổi cùng bạn trong nhóm - Màu sáp, màu dạ.
- Vở thực hành/giấy A4
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 5’)
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm 
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận:
+ Em sử dụng loại màu gì để thực hành?
+ Em vẽ hình ảnh gì hoặc các bạn trong nhóm vẽ những hình ảnh gì?
+ Sau khi dùng xong, em cất màu như thế nào?
- Tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét kết quả thực hành, thảo luận; gợi nhắc HS cách bảo quản màu để màu. - Trưng bày sản phẩm
- Giới thiệu loại màu, tên màu sử dụng để thực hành. 
- Lắng nghe Sản phẩm thực hành
Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2 (3’)
- Nhắc lại nội dung chính của tiết học. Nhận xét giờ học
- Gợi mở HS liên hệ bài học: Quan sát xung quanh, tìm những đồ vật, đồ dùng… quen thuộc có sử dụng màu sắc để trang trí và làm đẹp thêm cho cuộc sống.
- Nhắc HS chuẩn bị học tiết 2 của bài học - Lắng nghe
- Có thể giới thiệu hình ảnh quen thuộc có sử dụng màu sắc
 
      IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
Tiết 1:.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 3
Lớp 2
CHỦ ĐỀ 2: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC (4 tiết)
Bài 2: MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT ( 2 tiết )
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau: 
+ Nêu được màu đậm, màu nhạt ở đối tượng quan sát và trong thực hành, sáng tạo
+ Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo. 
+ Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và chia sẻ cảm nhận. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu đậm, màu nhạt. 
- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ… thông qua các biểu hiện cụ thể như: Biết chuẩn bị và sử dụng giấy màu, hồ dán để xé, dán tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt; trao đổi, chia sẻ trong học tập... 
2. Phẩm chất
- Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm… biểu hiện cụ thể như: Chuẩn bị số đồ dùng cần thiết để thực hành, sáng tạo; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học; thẳng thắn nhận xét sản phẩm, câu trả lời của bạn… 
* HSHN: Bước đầu cảm nhận được về màu sắc đậm nhạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Học sinh: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán…
2. Giáo viên: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán, màu vẽ…; hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học. 
- GV có thể sưu tầm một số bìa sách truyện thiếu nhi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
1. Ổn định lớp (khoảng 1 phút)
- Kiểm duyệt sĩ số: Lớp trưởng báo cáo.
Ngày giảng 24/9/2021   22/9/2021 21/9/2021 24/9/2021
Lớp    2B1     2B2     2B3     2B4
Sĩ số  
Vắng         0          0          0          0
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: GV cho HS chia sẻ về sự chuẩn bị đồ dùng của mình.
2. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 4 phút) 
- Giới thiệu bài học: GV sử dụng các màu cơ bản
+ Em hãy nêu tên các màu sắc mà em đã học ở bài 2?
 
 
- GV gợi mở về màu sắc đậm nhạt, yêu cầu HS chỉ ra màu đậm, màu nhạt.
- Xung quanh chúng ta có màu đậm, màu nhạt khác nhau. Ở bài học này, chúng mình cùng tìm hiểu và sáng tạo với màu đậm, màu nhạt theo ý thích.
Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết (khoảng 7 phút) 
- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK (Tr.10)
- GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các hình ảnh và đọc tên các màu có ở mỗi hình ảnh?  
+ Trong mỗi hình ảnh, màu nào đậm, màu nào nhạt?
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
 
- GV nhận xét nội dung trả lời của HS; giới thiệu rõ hơn mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống thực tế (biển có tỉnh thành nào? Quả nho có vị gì, thường trồng ở đâu? Quả bóng chuyền sử dụng như thế nào, góp gì cho sức khỏe…).
- Gợi mở HS quan sát, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi đồ dùng/đồ vật… có trong lớp  
- GV tiếp tục cho HS quan sát hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (Tr.11)
- Hình ảnh trong SGK, tr.11
+ Hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi sản phẩm 
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời.
 
- GV nhận xét ý kiến, bổ sung.
- GV giới thiệu một số thông tin về tác giả, nội dung thể hiện và màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS chỉ ra hình ảnh chính trong mỗi bức tranh.   
- Hình ảnh sưu tầm và giới thiệu trong vở THMT, gợi mở HS chỉ ra màu đậm, màu nhạt trên mỗi hình ảnh sản phẩm, tác phẩm. 
* Có thể tìm thấy màu đậm, màu nhạt ở trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo (khoảng 16 phút) (tạo SP cá nhân)
a. Tìm cách thực hành
- Giao nhiệm vụ cho HS: quan sát hình SGK (tr.11) và thảo luận, trả lời câu hỏi: 
+ Hình các cánh hoa, lá, cành được tạo bằng cách nào?
+ Hai tờ giấy màu tím và màu vàng, tờ giấy màu nào đậm, màu nào nhạt? (có thể sử dụng giấy màu do GV, HS chuẩn bị
+ Tìm hình ảnh, chi tiết giống và khác nhạu ở hai bức tranh? 
+ Trong mỗi bức tranh, hình ảnh hoặc chi tiết nào đậm nhất, nhạt nhất?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá câu trả lời, nhận xét/bổ sung của HS; giới thiệu rõ hơn về cách xé hình cánh hoa, lá, cành hoa và tạo đậm, nhạt trên mỗi bức tranh; 
- GV nhắc HS: Trong thực hành, có thể tạo hình ảnh yêu thích có màu đậm trên nền màu nhạt hoặc tạo hình ảnh yêu thích có màu nhạt trên nền màu đậm. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình sản phẩm: Quả bưởi, cái ca, hoa hướng dương, dưa hấu trong SGK, tr.12 và yêu cầu HS chỉ ra hình ảnh/chi tiết đậm, nhạt trên mỗi sản phẩm. 
- GV: Có thể xé dán giấy để tạo các hình ảnh yêu thích như: hoa, quả, đồ vật… để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt. Kích thích HS hứng thú với thực hành.
b. Thực hành sáng tạo và trao đổi, chia sẻ
- Giới thiệu với HS thời lượng dành cho bài học và nhiệm vụ thực hành của tiết 1, gợi mở nội dung tiết 2 của bài học.
- Bố trí HS theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân: 
+ Sử dụng giấy màu để xé dán tạo hình ảnh yêu thích.
+ Yêu cầu của sản phẩm: Có màu đậm, màu nhạt 
+ Trong thực hành: quan sát bạn trong nhóm, phát hiện điều có thể học tập từ bạn, có thể chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, hỏi ý tưởng thực hành của bạn và giấy màu đậm, màu nhạt bạn sẽ sử dụng để thể hiện trên sản phẩm… 
- Gợi mở HS: Chọn giấy có màu đậm, màu nhạt khác nhau để riêng và sử dụng để xé, dán. Có thể xé dán hình ảnh bằng giấy màu đậm và dán trên nền giấy màu nhạt; hoặc ngược lại. 
- GV quan sát HS thực hành và trao đổi, gợi mở hoặc hướng dẫn HS thực hiện tốt hơn.
Hoạt động 4: Cảm nhận, chia sẻ và gợi mở (khoảng 5 phút)
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm 
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận:
+ Sản phẩm của em có tên là gì?
+ Em đã xé dán được hình ảnh gì?
+ Trong bức tranh xé dán của em, chi tiết hoặc hình ảnh nào có màu đậm, màu nhạt.
+ Em hãy kể những hình ảnh mà các bạn trong nhóm của mình đã xé dán được, em thích sản phẩm của bạn nào nhất? vì sao?
- GV tóm tắt các ý kiến chia sẻ, giới thiệu của HS. Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận; nhắc HS bảo quản sản phẩm.
Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (khoảng 2 phút)
- GV nhắc lại nội dung chính của tiết học. Nhận xét giờ học
- Gợi mở HS: Có thể xé dán hình ảnh khác/ có thể sử dụng bức tranh xé dán để làm gì; muốn tạo thêm chi tiết nào ở bức tranh? … 
- Nhắc HS chuẩn bị học tiết 2 của bài học
- Quan sát, chia sẻ theo cảm nhận
- Màu đỏ, vàng, xanh lam.
* HSHN: nhắc lại tên các màu sắc.
 
- HS nêu.
 
- HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
- HS quan sát.
 
- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi
* HSHN: nhắc lại hình ảnh
 
 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn
- HS liên hệ thực tiễn
 
 
 
 
 
- HS quan sát.
 
- Thảo luận nhóm  4 HS.
- Giới thiệu màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh.
 
 
 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 3 - 4 HS
- Trả lời câu hỏi 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Nhận xét/bổ sung 
- HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
- HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Ngồi theo vị trí nhóm: 2 HS.
- Thực hành cá nhân
 
 
 
- Quan sát, trao đổi cùng bạn trong nhóm
* HSHN: Tập tô màu vào hình đơn giản do GV vẽ.
 
 
- Nhận xét, nêu ý kiến về sản phẩm đang thực hành của mình/của bạn.
 
 
 
 
 
 
- Giới thiệu sản phẩm của mình, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của bạn/của mình 
 
 
 
 
 
- Lắng nghe
 
 
 
 
- Lắng nghe
 
- Có thể chia sẻ mong muốn thực hành/ ý tưởng sử dụng sản phẩm.
 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
* Tiết 1:.......................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 
 
 
 
 
TUẦN 3
LỚP 3
LỚP 3C1, 3C2, 3C3, 3C4, 3C5.
Thời gian thực hiện từ ngày 21,22/9/2021
LỚP 3
BÀI 3: VẼ THEO MẪU
VẼ QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được hình dáng, màu sắc của một số loại quả khác nhau.
- Lựa chọn được loại quả và vẽ được quả mà mình thích.
- Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng công cụ phù hợp với thao tác thực hành để thực hành tạo nên sản phẩm.
- Năng lực ngôn ngữ: Thông qua trả lời câu hỏi, trao đổi, thảo luận,...trong tiến trình học tập.
3. Phẩm chất
- Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS Yêu thiên nhiên bảo vệ và chăm sóc cây trồng, ăn những loại quả cây có lợi cho sức khỏe…
B. Mục tiêu đối với HSHN
- Biết nặn quả đơn giản
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: một số tranh, ảnh quả
         Mẫu quả, sản phẩm của hs
- HS: Vở tập vẽ 3. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp (khoảng 1 phút)
- Kiểm duyệt sĩ số: Lớp trưởng báo cáo.
 Ngày            giảng 7/9/2021   6/9/2021 7/9/2021   9/9/2021    8/9/2021
  Lớp       3C1       3C2     3C3     3C4       3C5
 Sĩ số  
 Vắng         0          0          0          0          0
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: GV cho HS chia sẻ về sự chuẩn bị đồ dùng của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ CỦA HSKT
 
2. Bài mới
a. Hoạt động mở đầu 1: khởi động
-Gv cho học sinh khởi động bằng bài hát (QUẢ)
GV giới thiệu vào bài
b. hoạt động hình thành kiến thức: trải nghiệm ,khám phá
- GV giới thiệu một vài loại quả:
+ Đây là các loại quả gì ?
 
+ Các loại quả này có đặc điểm và hình dáng như thế nào? 
 
 
 
 
+ Màu sắc của các loại quả như thế nào?
 
 
- Ngoài ra em còn biết những loại quả gì? Hình dáng và màu sắc chúng ra sao?
b. Hoạt động hình thành kiến thức mới
- GV bày mẫu là một quả cà tím sao cho cả lớp quan sát thấy được.
* Tương tự như các bài vẽ theo mẫu mà chúng ta đã học, thì ta tiến hành các bước như thế nào?
- Thao tác từng bước vẽ. Kết hợp tranh qui trình:
+ So sánh, ước lượng chiều cao, chiều ngang của vật mẫu.
         
+ Vẽ khung hình
+ Phác hình
+ Sửa hình
+ Hoàn chỉnh bài vẽ và tô màu
- Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước.
* Hình vẽ vừa với phần giấy ở vở tập vẽ 3.
- Có thể vẽ màu giống mẫu hoặc vẽ màu theo ý thích
c. Hoạt động thực hành
- Gv: cho hs thực vào vở tập  vẽ
+ Sắp xếp hình vẽ vừa với trang giấy
- Gv: quan sát, hướng dẫn một số hs còn lúng túng, động viên khuyến khích hs thực hành
d. Hoạt động:  cảm nhận ,chia sẻ
- Gv: chọn một số bài
+ Em thích bài nào ? Vì sao?
- GV nhận xét chung giờ học.
- Khen ngợi, động viên HS có nhiều ý kiến phát biểu xây dựng bài .
* GDHS: 
+ Quả cây có ích gì trong cuộc sống?
+ Chúng ta sẽ làm gì cho chúng?
 
- Gv: Quả cây rất cần thiết trong cuộc sống chúng giúp chúng ta rất nhiều và mang lại nhiều chất dinh dưỡng cũng như rất nhiều loại vitamin … chính vì thế chúng ta cần phải biết chăm sóc, bảo vệ cây để chúng cho ta những trái ngon, quả ngọt…. 
 
- Gv: củng cố lại bài học
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
 
 
- Hs thực hiện yêu cầu
 
 
 
 
-HS nhắc lại
 
 
 
 
 
- HS quan sát, nhận xét
+ Quả xoài, quả đu đủ, quả bưởi…
+ Quả xoài có hình dáng là quả tròn nhưng không cân đói
+ Quả bưởi là quả tròn
+ Quả đu đủ là quả dài.
- Quả chưa chín có màu xanh, quả chín có màu vàng
 
- Hs trả lời.
 
 
 
 
- Quan sát
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Quan sát
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Thực hành
 
 
 
 
 
 
- Quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe
 
 
 
- Cung cấp dinh dưỡng cho con người…..
- Chăm sóc cây để cây cho ta nhiều hoa và quả
- Lắng nghe
 
 
- Thực hiện y/c
 
 
 
 
- Nhắc lại
 
 
 
 
- Quan sát
- Nhắc lại
 
- Nhắc lại
 
 
 
 
 
- Nhắc lại
 
 
 
 
 
 
 
- Quan sát
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Quan sát
 
 
 
 
 
 
 
- Thực hành
 
 
 
 
 
- Quan sát
- Nhắc lại
- Lắng nghe
 
 
 
- Nhắc lại
 
- Lắng nghe
 
- Lắng nghe
                 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
Tiết 1:.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
 
TUẦN 3
Thời gian thực hiện từ ngày 20/9/2021đến 23/9/2021
Lớp 4
Bài 3: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: Hs hiểu nội dung đề tài,biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của 1 số con vật quen thuộc.
                - Biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích.
 2. Phẩm chất: Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi. 
* HSNH : Tập làm quen với tên các con vật và vẽ được con vật đơn giản theo hướng dẫn của gv
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh 1 số con vật; hình gợi ý cách vẽ; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp (khoảng 1 phút)
- Kiểm duyệt sĩ số: Lớp trưởng báo cáo.
 Ngày            giảng 20/9/2021 22/9/2021 22/9/2021   23/9/2021 23/9/2021
  Lớp       4D1       4D2     4D3     4D4       4D5
 Sĩ số  
 Vắng         0          0          0          0          0
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: GV cho HS chia sẻ về sự chuẩn bị đồ dùng của mình.
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSHN
1.Hoạt động mở đầu: khởi động ,kết nối ( khoảng 3 phút)
-Gv cho học sinh chơi trò chơi kể tên các con vật 
Hs thực hiện theo tổ
Gv đưa hiệu lệnh học sinh viết tên con vật lên bảng
Gv tổng kết trò chơi và vào bài mới
2. hoạt động hình thành kiến thức mới
a. trải nghiêm, khám phá
- Gv yêu cầu hs quan sát 1 số bức tranh ảnh về các con vật và đặt câu hỏi
? Trong tranh gồm có những con vật nào?
? Con vật gồm có những bộ phận nào?
? Hình dáng và màu sắc của những con vật trên như thế nào?
 
? Em hãy nêu đặc điểm nổi bật của con voi, con gà trống?
 
? Các con vật trên có điểm gì giống và khác nhau?
 
 
? Ngoài các con vật trong tranh em còn biết con vật nào khác nữa?
? Em chọn con vật nào để vẽ? Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm con vật em định vẽ?
- GV: Có rất nhiều con vật quen thuộc và gần gũi với các em, các em hãy tìm chọn 1 con vật mà mình yêu thích để vẽ tranh.
c. Hình thành kiến thức mới
- Gv vẽ minh  hoạ 1 số con vật lên bảng để hs nhận xét.
- GV treo hình hướng dẫn cách vẽ lên cho hs quan sát.
B1: Vẽ hình dáng chung của con vật đầu, mình, chân, đuôi.
B2: Vẽ chi tiết rõ đặc điểm con vật.
B3: Vẽ thêm 1 số hình ảnh và tô màu theo ý thích.
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ.
Lưu ý: Tô màu cần tô gọn gàng, sạch sẽ.
 
d.Hoạt động thực hành
- GV cho hs quan sát một số bài của hs năm trước.
- Hướng dẫn hs vẽ tranh cân đối với khổ giấy.
- Gợi ý hs tìm hình ảnh, động tác cho  sinh động.
- Vẽ màu theo ý thích, tô màu tươi sáng, gọn gàng, sạch sẽ.
- Gv đến từng bàn quan sát động viên các em hoàn thành bài vẽ.
đ. Hoạt động cảm nhận chia sẻ
- Gv thu một số bài của hs đính lên bảng, gợi ý hs nhận xét.
? Bạn vẽ con vật rõ đặc điểm, hình dáng chưa? 
? Bạn vẽ cân đối với khổ giấy chưa?
? Màu sắc trong tranh của bạn ra sao?
? Em thích bài nào nhất? vì sao?
- Gv nhận xét bổ sung, đánh giá bài làm của hs.
- Tuyên dương những hs có bài vẽ đẹp.
- Gv nhận xét chung lớp học.
Củng cố: Hàng ngày em đã làm gì để chăm sóc các con vật
 
 
- Hs nghe hiệu lệnh và thực hiện
 
 
 
 
 
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi.
 
 
+ Con trâu, con gà, con mèo.
 
+ Đầu, mình, chân, đuôi
 
+ Con voi, con trâu có dáng to khoẻ; con mèo, con gà hình dáng nhỏ. Màu sắc đen, trắng, vàng.
+ Con voi có vòi dài, tai to, chân to; con gà trống có mào đỏ, lông đuôi dài và cong có nhiều màu sắc, chân màu vàng.
+ Giống nhau: đều có các bộ phận đầu, mình, chân, đuôi.
Khác nhau: mỗi con vật đều cóhình dáng, đặc điểm và màu sắc khác nhau.
+ Chó, thỏ, hươu, nai, bò, ...
 
- 4 hs nêu
 
 
- Hs lắng nghe.
 
 
 
 
- Hs quan sát.
 
 
- hs quan sát
 
- Hs chọn con vật vẽ theo ý thích cân đối với khổ giấy.
- Vẽ thêm 1 số hình ảnh cho sinh động.
 
- Tô màu theo ý thích.
 
 
 
 
- Hs quan sát nhận xét theo các tiêu chí gv đưa ra.
 
 
 
 
 
- Hs lắng nghe.
 
 
 
 
Hs về nhà quan sát 1 số hoạ tiết trang trí dân tộc
 
 
 
 
 
 
 
 
 Học sinh lắng nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Học sinh quan sát
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Học sinh tập chọ màu và vẽ theo ý thích
      IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
Tiết 1:.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TUẦN 3
LỚP 5
Thời gian thực hiện từ ngày 20/9/2021 đến 22/9/2021
 
LỚP 5
Bài 3: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
1. Năng lực
- Tự chuẩn bị đồ dùng, tự lựa chọn nội dung về đề tài trường em để thực hành.
- Giới thiệu sản phẩm của mình; cùng bạn trao đổi, thảo luận trong học tập.
- Sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo bức tranh về đề tài “Trường em”.
- Hiểu nội dung đề tài, biết cách chọn các hình ảnh về nhà trường để vẽ tranh
- Sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung của tranh và vẽ được tranh có nội dung đề tài “Trường em”.
 
2. Phẩm chất
- Bài học góp phần bồi dưỡngở HS các phẩm chất như: Yêu trường, yêu lớp, sẵn sàng chia sẻ, đoàn kết bạn bè, chăm chỉ học hành, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp (khoảng 1 phút)
- Kiểm duyệt sĩ số: Lớp trưởng báo cáo.
 Ngày            giảng 24/9/2021   22/9/2021 22/9/2021   20/9/2021
  Lớp       5E1       5E2     5E3     5E4
 Sĩ số  
 Vắng         0          0          0          0
 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: GV cho HS chia sẻ về sự chuẩn bị đồ dùng của mình.
 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu : khởi động , kết 
-Gv cho cả lớp đứng hát bài hát :Em yêu trường em
2. hoạt động hình thành kiến thức mới
a. khám phá hình thành kiến thức mới
  Gv giới thiệu 1 số tranh ảnh về đề tài trường em để các em nhận ra sự phong phú về nội dung đề tài.
* Tranh vẽ những nội dung, hoạt động gì?
- Gv yêu cầu hs quan sát 1 số bức tranh và gợi ý hs nhớ lại các hình ảnh về nhà trường để hs nhận biết.
* Bức tranh này vẽ nội dung gì?
 
* Hình ảnh nào là hình ảnh chính? hình ảnh nào là hình ảnh phụ trong tranh?
 
* Hình ảnh và các hoạt động của các bạn như thế nào?
 
* Bố cục của bức tranh được sắp xếp ra sao? 
* Màu sắc trong tranh như thế nào?
 
* Em hãy kể tên 1 số hoạt động ở trường em?
- GV: Có rất nhiều nội dung hoạt động vẽ về trường em, em hãy chọn 1 nội dung mà mình thích nhất để vẽ tranh.
* Em chọn nội dung nào để vẽ tranh?
- Gv gợi ý để hs chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình để vẽ.
- GV treo hình hướng dẫn cách vẽ lên cho hs quan sát.
* Em hãy nêu các bước vẽ tranh đề tài?
B1: Vẽ hình ảnh chính trước cân đối với khổ giấy (rõ nội dung).
B2: Vẽ thêm hình ảnh phụ cho phù hợp với nội dung.
B3: Vẽ màu theo ý thích thể hiện được 3 sắc độ đậm nhạt.
Lưu ý: Tô màu cần tô gọn gàng, sạch 
 
d. Hoạt động : Luyện tập, Thực hành
- GV cho hs quan sát một số bài của hs năm trước.
- Hướng dẫn hs vẽ tranh cân đối với khổ giấy.
- Gợi ý hs tìm hình ảnh, động tác cho  sinh động.
- Vẽ màu theo ý thích, tô màu tươi sáng, gọn gàng, sạch sẽ.
- Gv đến từng bàn quan sát động viên các em hoàn thành bài vẽ.
đ. Hoạt động cảm nhận ,chia sẻ
- Gv thu một số bài của hs đính lên bảng, gợi ý hs nhận xét.
* Bạn vẽ tranh có nội dung gì? 
* Hình ảnh chính phụ có cân đối, rõ nội dung không?
* Màu sắc trong tranh của bạn ra sao?
* Em thích bài nào nhất? vì sao?
- Tuyên dương những hs có bài vẽ đẹp.
- Gv nhận xét chung lớp học, 
 
 
Học sinh cả lớp hát
 
 
 
 
 
+ Vẽ cảnh sân trường trong giờ ra chơi, phong cảnh trường lớp, giờ học trên lớp.
 
 
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi.
 
 
+ Vẽ các bạn đang vui chơi ở sân trường.
+ Hình ảnh chính vẽ các bạn đang vui chơi với các hoạt động khác nhau; hình ảnh phụ là lớp học, cổng trường, cây xanh, ...
+ Hình dáng các bạn được vẽ rất sinh động: bạn đang nhảy dây, bạn đang đá cầu, bạn đang đọc sách.
+ Bố cục cân dối, chặt chẽ rõ các mảng chính phụ.
+ Màu sắc trong tranh tươi sáng, có đậm nhạt.
+ Lao động, thể dục giữa giờ, biểu diễn văn nghệ, ...
- Hs lắng nghe.
 
 
- 4 hs nêu
 
- Hs quan sát.
 
 
 
                                                                                                        
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- hs quan sát
 
- Hs chọn 1 nội dung hình ảnh để vẽ tranh - vẽ rõ nội dung.
 
 
 
 
- Chọn từ 4, 5 màu để vẽ, vẽ gọn gàng sạch sẽ, màu không chờm ra ngoài.
 
- Hs quan sát nhận xét theo các tiêu chí gv đưa ra.
 
 
 
 
 
 
- Hs lắng nghe.
 
      IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
Tiết 1:.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xem nhiều