Powerpoint bài Sơ lược Mỹ Thuật phương Tây thế kỷ XIX đầu XX lớp 8

Giáo án Powerpoint bài Sơ lược Mỹ Thuật phương Tây thế kỷ XIX đầu XX, bài giảng điện tử môn Mĩ thuật lớp 8

Chủ đề 8: Sơ lược Mĩ thuật
phương Tây thế kỉ XIX-XX
1. Mô phỏng tác phẩm của họa sĩ Vincent van
Gogh
 Quan sát một số bức tranh hình 8.1,nêu cảm nhận về
- Nội dung tranh được thể hiện như nào ?
- Màu sắc tranh ra sao ?
- Cách vẽ của từng bức tranh ?


2. Tìm hiểu sơ lược về trường phái Ấn tượng
 Đọc nội dung trong Sgk đề hiểu thêm về các tác phẩm mĩ thuật ở
hình 8.1 và tác giả của các tác phẩm đó
Trường phái ấn tượng
 Ấn tượng là một phong cách vẽ xuất hiện tại Pháp vào cuối thế kỷ
19. Các họa sĩ ấn tượng không phải là một nhóm nghệ sĩ chính thức,
mà là một tập thể các họa sĩ tìm kiếm sự công nhận cho các kỹ thuật
sáng tạo và cách tiếp cận của họ trong việc sử dụng màu sắc trong
nghệ thuật.
“Waterlilies and Japanese Bridge”-Claude Monet
 Quan sát hình 8.2 và nêu cảm nhận về nội dung,màu sắc của các tác
phẩm hội họa thuộc trường phái Ấn tượng
 Tác phẩm Ấn tượng: Mặt trời mọc của Monet là một điển hình. Toàn bộ
phong cảnh cảng La Havre như bị nhấn chìm trong sương mù. Tất cả xám
xám, xanh xanh lại còn cố tình bị xóa nhòa bởi những lớp màu không cụ
thể. Người ta phải nhìn thật kỹ, thật sâu xuyên qua những lớp sương sớm
đó, mới có thể hình dung ra dáng hình của những con tàu cuốn buồm, một
vài ống khói của tàu chạy bằng hơi nước. Rồi các cột khói đó lại như tỏa lan
quyện vào sương mù đằng xa. Ngay một chiếc thuyền con, rõ nét nhất ở
phần tiền cảnh của bức tranh cũng như thách đố người xem bởi màu sắc của
thuyền, của người cầm lái và bóng nó in trên mặt nước hoàn toàn giống
nhau. Có lẽ thứ duy nhất rõ ràng ở bức tranh này là chấm màu vàng cam -
hình ảnh của mặt trời. Nó như xua đi ít nhiều cảm giác ảm đạm và lan tỏa
thành những vệt lóng lánh in trên mặt nước, làm rạng khoảng không gian
1/3 tranh ở phía trên.
 Mặt trời mọc tưởng chừng đơn giản như tên gọi, nhưng bức tranh này có lẽ đã
vượt ra khỏi ngữ nghĩa giới hạn đó. Hình tượng mặt trời với Monet cũng như
nhóm họa sỹ độc lập cùng chí hướng với ông, còn là tuyên ngôn của một thời đại
mới - thời đại của ánh sáng theo đúng nghĩa đen khi các họa sỹ rời bỏ họa thất tối
tăm để ra ngoài trời vẽ cảnh trời nước mênh mông, biến ảo. Họ lấy ánh sáng làm
nhân vật chủ thể cho hầu hết đề tài, mô tả sự chuyển biến đến từng giây phút. Họ
bỏ màu đen và thêm trắng tối đa trên bảng pha màu hòng biểu hiện gần nhất với
ánh sáng tự nhiên.Bên cạnh đó việc học theo nghệ sỹ Nhật Bản trong sử dụng nét,
các nghệ sỹ của phong trào này đã cố tình đặt vệt bút tạo ra gợn màu - điều bị chỉ
trích khốc liệt nhất, xem đó là sự phỉ báng những nguyên tắc trường quy để tạo ra
các mẫu mực trong hội họa từ Phục hưng. Thế nhưng sau Monet, các nhát vệt đó
đã trở thành nhân tố của phong cách biểu hình mới trong Tân Ấn tượng, như hội
họa điểm sắc (Pointilism) hay hội họa phân điểm (Divisionism).Từ Ấn tượng,
việc vẽ lại những khoảng khắc ánh sáng trong ngày, ở các thời điểm khác nhau đã
phái sinh thể loại tranh bộ. Một chân trời mới hiện ra. Cánh cửa hội họa đã xoay
chiều, đóng lại những chương sử Phục hưng, mở ra sự đa dạng chưa từng có của
lịch sử nghệ thuật thế kỷ XX.
 Georges Seurat bắt đầu vẽ Một buổi chiều Chủ nhật trên đảo La Grande
Jatte vào mùa xuân năm 1884. Trong thời gian này, họa sĩ đã sống và làm
việc cùng với các họa sĩ Ấn tượng ở Paris. Giống như các nghệ sĩ khác,
Seurat thường vẽ phong cảnh bên ngoài thủ đô của Pháp, bao gồm La
Grande Jatte, một hòn đảo cạnh sông Seine nằm ở phía tây Paris.Để hoàn
thiện bức tranh về công viên nổi tiếng này, Seurat có hẳn một bộ sưu tập
các bản phác thảo và bản vẽ sơ bộ. Lấy gợi ý từ những người theo trường
phái Ấn tượng, ông đã nghiên cứu từ phòng tranh của mình đến en plein
air (vẽ ngoài trời). Cách tiếp cận này cho phép Seurat nắm bắt được màu
sắc, ánh sáng và chuyển động của khung cảnh, ông đã ghé thăm nơi đây
nhiều lần trước khi hoàn thành bản cuối cùng của bức tranh quy mô lớn
này vào năm 1886.
 Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte mô tả một chuyến đi chơi đặc
trưng của người Paris sống vào những năm 1880. Trước mặt họ là dòng
sông lung linh với bóng mát từ những chiếc ô và hàng cây xanh mướt, họ
dường như đang tận hưởng một cuộc bình yên, xa rời những ồn ào của
thành phố, một vài người tản bộ trên bãi cỏ, hay buông cần câu cá trên sông,
thậm chí sự nhẹ nhàng của bình yên còn hiện hữu trên cả chú khỉ cưng đang
nô đùa.Mặc dù Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte được thể hiện
theo phong cách phi thực tế và gần như tối giản, nhưng Seurat đã thể hiện
rất nhiều vị trí khác nhau cho các nhân vật: “Một số người chúng ta nhìn
thấy lưng, một số chúng ta nhìn thấy toàn diện, một số ngồi ở góc bên phải,
một số được nằm theo chiều ngang, một số đứng thẳng”, nhà phê bình nghệ
thuật Félix Fénéon nhận xét vào năm 1886). Điều này tạo cho bức tranh
cảm giác chân thực và thu hút người xem vào khung cảnh thiên nhiên.Một
“tuyệt chiêu” về quang học khác được thể hiện rõ trong bức tranh này là
“khung hình” sáng tạo của Seurat. Theo Viện Nghệ thuật Chicago, đường
viền phong cách Pointillist “làm cho trải nghiệm của bức tranh trở nên mãnh
liệt hơn” bằng cách thêm nhiều màu sắc, tông màu và kết cấu.
 Bức "Irises" này được Van Gogh thực hiện năm 1889 trong dưỡng trí viện Saint Paul-deMausole ở Saint-Rémy-de-Provence, France, một năm trước khi ông qua đời năm 1890.
Nó được ông vẽ trước khi bị đột quỵ nên người ta có thể nhận ra sự tĩnh tâm may mắn có
được trong tác phẩm cuối đời này của ông. Bức này chịu ảnh hưởng của kỹ thuật tranh in
mộc bản (Ukiyo-ewoodblock prints) của Nhật Bản, cũng như trong phần lớn các tác phẩm
khác của ông. (Loại tranh in bằng bảng khắc gỗ của Nhật Bản được ra đời trong khoảng
thế kỷ từ 18, được lưu dụng đến thế kỷ 20, lúc đó hầu hết các hoạ sĩ trên thế giới đều chịu
ảnh hưởng loại tranh này).Từ nơi an trí của bệnh viện tâm thần ST Paul-de-Mausole,
những tác phẩm lẫy lừng ra đời như phút dương quang bừng dậy của người hoạ sĩ tài
danh. Thiên nhiên, cây cỏ, côn trùng và nhất là hoa rực sáng, và tươi nở trong tim ông.
Qua khung cửa trải đầy màu vàng chín của cánh đồng lúa mì và sắc xanh của cây ô -liu
già, bức "Diên Vĩ" với sắc lam tím đã ra đời miêu tả trọn vẹn những cảm xúc buồn bã, cô
độc, vui, buồn, giận ghét trong một con người chịu nhiều sóng gió. Người hoạ sĩ nghèo
khó, cô đơn này đã từng tự cắt tai vì mất tình bạn với Gauguin, đặt tay trên lửa nóng và
kết thúc cuộc đời vô vọng của mình bằng một phát súng trên cánh đồng lúa mì gần nhà
thương điên.
 Kỹ thuật vẽ của ông thường muốn nói lên nỗi lòng trong khi ông thường thiếu tiền nên phải dùng
vật liệu rẻ tiền, cái có trong tầm tay. Điều này thấy ở cách dùng màu sơ sài của ông. Ông cũng đã
cùng với Van Gogh dùng loại vải thô chéo go để diễn tả tính chất sơ khai thử nghiệm hồi đầu năm
1888. Tuy nhiên ở đảo Tahiti, khi ông dùng bao bố thì lại do thiếu tài chính trầm trọng. Khung vải
bố trong bức mơ ngày Te Reroia thực hiện bằng phẩm chất “mọi rợ” lại được ông rất quý. Trong
bức này, người ta còn thấy rõ cả mặt tranh lởm chởm bố tơ sau lớp sơn thưa mỏng.
 Gauguin chống lại kiểu cách thực hiện tác phẩm của phái Ấn tượng, thích dùng màu biến cách, tạo
thành từng mảng to tinh tế và sắc độ để gia tăng độ bằng trên mặt tranh. Khí hậu ấm ở đảo Tahiti
giúp ông dễ hòa màu với sáp, vì sẽ linh động khi vẽ
3. Tìm hiểu sơ lược một số trường phái hội họa
hiện đại phương Tây
 Trường phái hội họa Dã thú
Chủ nghĩa Dã thú là một trào lưu nghệ thuật tiên phong xuất hiện ở Pháp và chỉ tồn
tại vào những năm đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phái Dã thú đối với
sự phát triển hội họa hiện đại nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung là rất lớn.
Những tìm tòi của các họa sĩ phái Dã thú chính là tiền đề cho sự ra đời của nghệ thuật
Lập thể và Trừu tượng sau này.Các tác phẩm Dã thú xuất hiện trước công chúng lần
đầu tiên trong triển lãm “Salon mùa thu” lại Paris năm 1905.Những tác phẩm này
được sáng tác bởi nhóm họa sĩ trẻ, có cá tính mạnh với quan điểm nghệ thuật táo bạo,
mới mẻ chống lại đường lối nghệ thuật kiểu học việc khô cứng. Một số nhà phê bình
cho rằng, triển lãm của Van Gogh tại Paris năm 1903 chính là yếu tố thúc đầy sự thay
đổi của nhóm họa sĩ trẻ này. Cách biểu hiện dữ dội và có phần thô ráp cùng những
tông màu mạnh trong tranh của Van Gogh đã hé lộ con đường sáng tạo cho họ. Ngoài
ra còn một danh họa có ảnh hưởng rõ nét đến nhiều họa sĩ phái Dã thú, đó là Paul
Gauguin. Ông từng phát biểu: ”Tôi tiến đến một phong cách kết hợp giữa trực cảm và
chối bỏ hoàn toàn sự trung thành với tự nhiên bằng việc sử dụng những màu phi biểu
tả” (“Những cuộc cách mạng của hội họa thế kỷ XX – Veronique Prat – Tuyển tập
các bài viết trên Le Figaro”). Quan điểm đó của Paul Gauguin đã tác động mạnh mẽ
đến những sáng tác của các họa sĩ phái Dã thú sau này.
 Đặc điểm nghệ thuật:
 Đặc trưng hội họa phái Dã thú là ở cách sử dụng màu sắc mạnh bạo và cách tạo
hình thoát ly khỏi tư tưởng kinh viện. Về màu sắc, đó là sự nổi loạn với những
sắc đỏ, xanh cobalt, xanh lá cây, vàng nguyên chất rực rỡ. Chủ nghĩa Dã thú
đẩy mạnh vai trò của màu sắc, dùng màu với cường độ cao nhất để tạo ra sức
mạnh biểu cảm. Về tạo hình, hội họa Dã thú không còn lệ thuộc triệt để vào
nguyên tắc giải phẫu, vào phối cảnh, vào tỉ lệ thực và tả chân, thậm chí đôi khi
cả sự hợp lý của ánh sáng mà chủ trương giải phóng hình thức bằng những nét
bút mạnh mẽ, kích động và dữ dằn; đơn giản hóa đường nét để tìm kiếm cá
tính, bộc lộ tối đa tình cảm của họa sĩ. Những nhân vật chủ chốt của trường
phái này bao gồm Henri Matisse (1869-1954), Maurice Vlaminck (1876-1958),
André Deran (1880-1954), George Rouault (1871-1958), Albert Marquet
(1875-1947), Kees van Dongen (1877-1968)… những người đã cùng nhau đột
phá ở “Salon mùa thu” , cùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Van Gogh và
Gauguin.
• Trường phái hội họa Dã thú
Vincent Van Gogh, "Chân dung", Sơn dầu, 1887 Paul Gauguin, "Chân dung", Sơn dầu, 1885
 Chủ nghĩa hội họa Lập thể : Là một trường phái nghệ thuật thị giác có sức ảnh
hưởng rất lớn của thế kỷ XX, được sáng lập bởi Pablo Picasso và Georges Braque
tại Paris từ 1907 đến 1920. Phong cách Lập thể nhấn mạnh vào hình phẳng 2D,
loại bỏ những kỹ thuật biểu hiện truyền thống về phối cảnh và bác bỏ lý thuyết
nghệ thuật bấy lâu vốn đề cao sự bắt chước tự nhiên. Những họa sĩ phái Lập thể
không bị ràng buộc vào việc sao chép hình dáng, cấu trúc bề mặt, màu sắc hay
không gian mà thay vào đó, họ giới thiệu đến người xem một dạng thức mới của
hiện thực qua các tác phẩm miêu tả đối tượng bị phân chia thành nhiều mảng với
nhiều diện từ nhiều góc độ được biểu hiện cùng một lúc.Chủ nghĩa Lập thể là một
trào lưu hội họa có tính cách mạng, phát triển ở Paris đầu thế kỷ XX. Sự ra đời
chính thức của nó, theo nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật, được đánh dấu bằng sự
ra đời của tác phẩm “Những cô gái Avignon” (1907). Có thể nói, phái Lập thể là
một trường phái hội họa nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Cũng như phái Dã thú trước
đó, chủ nghĩa Lập thể không có một quá trình phát triển lâu dài. Dần dà khởi đầu
từ 1906-1907, trường phái hội họa này đạt đến cao trào những năm 1909-1912 và
gần như kết thúc cùng với sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các nhà
nghiên cứu cho rằng ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, chủ nghĩa Lập thể có
phần nào đó liên quan đến chủ nghĩa Dã thú, là trường phái đề cao sự thuần khiết
của nghệ thuật và quan tâm đến tạo hình trong nghệ thuật châu Phi.
 Đặc điểm và phong cách: Chủ nghĩa Lập thể xuất hiện khi giới họa sĩ muốn tìm kiếm một
phương pháp thể hiện thế giới tự nhiên với hình thức mới mẻ, giúp họ phản ánh những điều
vượt lên trên vẻ ngoài thông thường của vật chất. Các tác phẩm Lập thể vì thế đã từ bỏ hết
các khái niệm truyền thống về hình khối và không gian phối cảnh. Các họa sĩ lập thể thể
hiện đối tượng dưới nhiều góc nhìn khác nhau trong cùng một thời điểm. Không hề giống
với mắt nhìn thông thường của chúng ta, chỉ nhìn thấy sự vật ở một góc độ duy nhất ngay
tại thời điểm ta nhìn thấy chúng. Hình thức của đối tượng cũng vì thế bị phá vỡ thành
những diện, mảng và hình mang tính kỷ hà. Có thể nói, những họa sĩ phái Lập thể nhìn sự
vật một cách song song về mặt không gian và thời gian. Quá trình phát triển của chủ nghĩa
Lập thể có thể được chia thành 3 giai đoạn: chủ nghĩa Lập thể chịu sự ảnh hưởng của
Cézanne (1907-1909), chủ nghĩa Lập thể Phân tích (1909-1912) và chủ nghĩa Lập thể Tổng
hợp (1912-1914). Hầu hết các họa sĩ theo trường phái Lập thể đều đã từng sáng tác theo cả
hai phong cách Phân tích và Tổng hợp.Phong cách Lập thể Phân tích, có tên gọi như thế
bởi sự mổ xẻ cấu trúc đối tượng theo nhiều góc độ, dẫn đến sự phức tạp về hình. Đối tượng
trong tranh bị chia thành nhiều mảng nhỏ rối rắm, khá trừu tượng. Những mảng hình nhỏ
sẽ được đặt dày đặc tại trung tâm sau đó tản ra nhiều phía, hướng về các cạnh. Nói một
cách đơn giản, Lập thể Phân tích tiếp cận đối tượng như một nhiếp ảnh gia với hàng loạt
những bức ảnh chụp từ nhiều góc độ khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Những hình
ảnh này sau đó sẽ được cắt ra và xếp lại một cách ngẫu nhiên, chồng chéo trên cùng một
mặt phẳng. Thêm một điểm đặc trưng khác của chủ phong cách này chính là bảng màu hết
sức đơn giản, đến mức hầu như đơn sắc. Do đó người xem không bị phân tâm khi nhìn vào
phom dáng của cấu trúc và mật độ ảnh ở trung tâm khung hình. Trong giai đoạn sáng tác
này, các họa sĩ hầu như dùng bảng màu giống nhau, thiên về các màu vàng và màu nâu
xám. Những đặc điểm đó nói lên thời gian này đang là lúc Picasso, Braque cùng đồng
nghiệp của mình hoàn thiện kỹ thuật và cơ sở lý luận của hội họa Lập thể.
• Trường phái hội họa Lập thể
Georges Braque, "Man with a guitar", 1911 Pablo Picasso, "Still life with liquor bottles", 1909
 Trường phái hội họa Siêu thực :
 Những người theo chủ nghĩa Siêu thực tìm cách chìm vào trạng thái vô thức
như là một phương thức để mở khóa sức mạnh của trí tưởng tượng. Không
đếm xỉa gì đến chủ nghĩa Duy lý và Hiện thực văn học, và chịu tác động
mạnh mẽ bởi Phân tâm học, những nhà Siêu thực học tin rằng tư tưởng duy
lý sẽ kìm hãm sức mạnh của trí tưởng tượng, nên họ đã đưa nó vào hàng cấm
kỵ. Cùng lúc bị ảnh hưởng bởi Karl Marx, họ hi vọng rằng tâm trí sẽ có được
sức mạnh để tiết lộ những mâu thuẫn trong thế giới thường nhật và thúc đẩy
cuộc cải cách. Sự nhấn mạnh của họ đối với sức mạnh của trí tưởng tượng cá
nhân đúng như tư tưởng của Chủ nghĩa Lãng mạn truyền thống, tuy nhiên
không giống như những người sáng lập chủ nghĩa này, họ tin rằng sự khải
mặc thậm chí có thể được tìm thấy trên đường hay trong cuộc sống hằng
ngày. Chủ nghĩa Siêu thực chú trọng khai thác tâm trí vô thức, và chủ đề yêu
thích của họ là huyền thoại và chủ nghĩa nguyên thủy, góp phần hình thành
rất nhiều trào lưu sau này, và phong cách này vẫn duy trì tầm ảnh hưởng cho
đến tận ngày nay.
 André Breton định nghĩa Chủ nghĩa Siêu thực như “hành động tâm linh vô thức trong
trạng thái thuần khiết của nó, được sử dụng để diễn tả - qua lời nói, qua những từ ngữ
được viết ra, hoặc theo bất kỳ cách nào khác - công năng thực sự của tư duy. Dụng ý của
Breton là nghệ sĩ phải bỏ qua sự duy lý bằng cách thâm nhập vào miền vô thức của họ.
Trong thực tế, những kỹ thuật này được biết đến bởi hành động vô thức hay còn gọi là
viết bằng tâm linh, cho phép các nghệ sĩ từ bỏ ý thức và nắm bắt cơ hội sáng tạo.Những
tác phẩm của Sigmund Freud có ảnh hưởng sâu sắc đến các nghệ sĩ Siêu thực, đặc biệt là
cuốn sách của ông, The Interpretation of Dreams (1899). Freud hợp pháp hóa tầm quan
trọng của những giấc mơ và trạng thái vô thức như những sự biểu hiện xác thực những
cảm xúc và ham muốn của con người; sự tiếp xúc của ông đối với thế giới nội tâm kìm
nén và phức tạp tình dục, ham muốn và bạo lực mang đến cơ sở lý thuyết cho Chủ nghĩa
Siêu thực. Hình ảnh Siêu thực có lẽ là yếu tố dễ nhận biết nhất của phong trào này, tuy
nhiên nó cũng là thành phần khó nắm bắt nhất để phân loại và xác định. Mỗi nghệ sĩ dựa
trên những mô típ lặp lại nảy sinh trong những giấc mơ hay trong trạng thái vô thức của
họ. Về cơ bản, những hình ảnh này xa lạ, rối rắm và thậm chí kỳ quái, bởi lẽ mục đích của
chúng là đẩy người xem ra khỏi trạng thái an ủi giả định. Tuy nhiên, thiên nhiên là hình
ảnh thường gặp nhất: Max Ernst bị ám ảnh bởi những con chim và để cho một con chim
làm thay đổi bản ngã, những tác phẩm của Salvador Dalí thường bao gồm những chú kiến
và những quả trứng, và Joan Miró tin tưởng mạnh mẽ vào những hình ảnh sinh học mơ
hồ.
• Trường phái hội họa Siêu thực
The Human Condition (1933) Mama, Papa is Wounded (1927)

Xem nhiều