Powerpoint bài thực hành ngoại khóa ô nhiễm môi trường lớp 8

Giáo án Powerpoint bài thực hành ngoại khóa ô nhiễm môi trường, bài giảng điện tử môn GDCD lớp 8

Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân Hội nghị Môi trường Thế Giới
tổ chức tại Stockholm,Thụy Điển, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
quyết định ngày này là Ngày Môi trường Thế Giới. Từ đó, hơn
150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ
niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong
tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6 hàng năm.
Ngày 22/3: Ngày Nước Thế giới
Thứ bảy cuối cùng của Tháng 3 hàng năm: Giờ trái đất
" Tôi và bạn hãy cùng hành động”
Ngày 22/4: Ngày Trái Đất
Ngày 16/9: Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozon
Cuối tuần thứ 3 của tháng 9 hàng năm:
chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn
Ngày 29/12: Ngày Đa dạng Sinh học Việt Nam

"Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả
các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất
bởi các chất ô nhiễm".
Phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh có:
Phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:
•Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng
phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin,
photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại
nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).
•Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại
ký sinh trùng (giun, sán v.v...).
•Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân
huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131,Cs137
-> Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít.
Ðầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ
nước chảy vào, do con người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể
không mời mà đến.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người,
cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho
động vật nuôi và các loài hoang dã".
- Theo nguồn gốc
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão,
lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi
sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc
hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
-Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm,
người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:
ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất,
ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân
vật lý.
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không
sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa
(do bụi)".
a. Nguồn tự nhiên:
Núi lửa
Cháy rừng
Bão bụi
b. Nguồn nhân tạo:
Do hoạt động công nghiệp
Do giao thông vận tải
Do hoạt động của con người
Tiếng ồn là một tác nhân liên quan đến mọi người, già
hay trẻ, đi ra đường hay ở nhà, hoặc đến nơi làm việc…
Ô nhiễm tiếng ồn có hại cho sức khoẻ.
a. Nguồn gốc thiên nhiên:
Do hoạt động của núi lửa và động đất.
b. Nguồn gốc nhân tạo:
Do giao thông vận tải
b. Nguồn gốc nhân tạo:
Do giao thông vận tải
( Máy bay cất cánh hoặc hạ cánh)
b. Nguồn gốc nhân tạo:
Do hoạt động công nghiệp
b. Nguồn gốc nhân tạo:
Tiếng ồn từ các công trường xây dựng
b. Nguồn gốc nhân tạo:
Do hoạt động sinh hoạt của con người
( Trong quán Bar)
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô
nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống
khác
- Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể
sống trong đó có con người.
- Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp,
bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở.
-Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi
ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa
được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm
trong thức ăn nước uống có thể gây ung
thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da.

Xem nhiều