PowerPoint bài trong lòng mẹ lớp 8

Giáo án PowerPoint bài trong lòng mẹ. Bài giảng điện tử môn Ngữ văn lớp 8



Tiết 5, tiết 6:
(Trích “Những ngày thơ ấu”)
Nguyên Hồng
1. Tác giả:
-Nguyên Hồng (1918 – 1982), quê ở Nam Định.
- Ông là nhà văn của những người cùng khổ;
có sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Trích chương IV hồi kí “Những ngày thơ ấu” của
Nguyên Hồng.
b. Thể loại: Hồi kí (tự truyện)
c. Đọc – Tìm hiểu chú thích
d. Bố cục: 2 phần
Phần 1
• Từ đầu… “Người ta hỏi đến chứ?”:
Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc
và chú bé Hồng.
Phần 2
• Đoạn còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với
mẹ và cảm giác vui sướng của chú bé
Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
Hãy tìm những chi tiết nói về thái độ, hành động của người cô
trong cuộc đối thoại. Qua đó, bà cô hiện lên là người như thế
nào?
• Hết giờ
1. Nhân vật người cô:

Người cô
- Gọi, cười hỏi “Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ
mày không?”
- Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt “Sao lại không vào? Mợ mày
phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”
- Vỗ vai, cười nói “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho
tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm
em bé chứ.”
- Vẫn tươi cười kể vể hoàn cảnh của mẹ Hồng: Ăn vận rách
rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc
- Đổi giọng, vỗ vai, nhìn nghiêm nghị nói “Vậy mày hỏi ....
mãi được sao?”
- Ngậm ngùi, thương xót thầy tôi
=> Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm.

Giọng điệu cười
hỏi của người cô
có ý đồ gì?
Người cô ngân dài
hai tiếng “em bé”
nhằm mục đích gì?
Cảnh ngộ của bé
Hồng như thế
nào?
Hãy tìm những chi tiết nói về thái độ, hành động của Hồng
trong cuộc đối thoại và nêu cảm nghĩ về nhân vật chú bé Hồng
• Hết giờ
2. Nhân vật bé Hồng:
a. Tâm trạng khi đối thoại
với người cô:
Em hiểu thế nào về tâm
trạng của Hồng qua
những hình ảnh “nước
mắt đầm đìa, cười dài,
cổ họng nghẹn ứ khóc
không ra tiếng?”
Tâm trạng của Hồng
lên đến cực điểm khi
nào? Em có nhận xét
gì về cách dùng từ
của tác giả?

Bé Hồng
- Nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói,
nét mặt rất kịch của người cô -> Im lặng, không
đáp; cười đáp lại
- Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay; Nước mắt ròng
ròng; Cười dài trong tiếng khóc; Cổ họng nghẹn ứ
khóc không ra tiếng
- Không hề bị dao động “Nhưng đời nào tình
thương yêu... xâm phạm đến.”
- Suy nghĩ “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi...
nát vụn mới thôi”
=> Có tình cảm thương yêu, tha thiết mãnh liệt đối
với mẹ.


b. Tâm trạng khi bất ngờ gặp lại
mẹ:
Khi thoáng thấy
bóng người giống
mẹ, Hồng đã có
biểu hiện và tâm
trạng ra sao?
Lòng khao khát được
gặp mẹ thể hiện qua
hình ảnh nào? Tác
giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì?
- Khao khát được gặp mẹ như
người bộ hành đi giữa sa mạc
gặp được dòng nước mát.
-> So sánh: Tình cảm với mẹ
thật xúc động và thấm thía
- Thoáng thấy bóng người giống
mẹ:
+ Đuổi theo
+ Gọi bối rối
Hồng đã có cử chỉ, thái độ
như thế nào khi gặp được
mẹ và khi được ở trong lòng
mẹ?
b. Tâm trạng khi bất ngờ gặp lại mẹ:
• Bất ngờ được gặp mẹ:
- Òa khóc nức nở.
- Nhận thấy:
+ Gương mặt mẹ tươi sáng,
đôi mắt sáng, nước da mịn, má
hồng.
+ Hơi quần áo, hơi thở thơm
tho lạ thường.
• Trong lòng mẹ:
- Sung sướng “Phải bé lại... vô
cùng.”
- Quên hết những tủi hận, ưu
phiền.
-> Cảm xúc mãnh liệt, niềm
hạnh phúc tột đỉnh.
=> Hồng là một chú bé giàu tình cảm
và tự trọng.
- Nỗi buồn tủi của Hồng khi phải xa mẹ,
phải chịu sự khắc nghiệt của họ hàng.
- Tình mẫu tử thiêng liêng, không gì có thể
chà đạp.
- Tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng nhân vật sinh động qua
ngôn ngữ và cử chỉ.
- Ngôn ngữ kể chuyện giàu cảm xúc,
chân thực.
- Các hình ảnh so sánh rất đặc sắc.

Xem nhiều