PowerPoint bài Viếng lăng Bác môn Ngữ Văn lớp 9

Giáo án PowerPoint bài Viếng lăng Bác môn Ngữ Văn lớp 9, Bài giảng điện tử bài Viếng lăng Bác môn Ngữ Văn lớp 9

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ 
GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 9A5!
Tieát 117: 
Viễn Phương I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả :
- Viễn phương (1928-2005)
- Tên thật là Phan Thanh Viễn
- Quê: An Giang.
- Ông là cây bút xuất hiện sớm 
nhất của lực lượng văn nghệ 
giải phóng miền Nam.
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, 
giàu tình cảm và thơ mộng. - Các tập thơ chính:
+ Quê hương địa đạo
+ Mắt sáng học trò
+Có đâu như ở miền Nam.
+ Như mây mùa xuân
+ Anh hùng gạt mìn
2. Tác phẩm:
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: - ---
- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ 
kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ 
tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn 
Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. 
- Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong 
dịp đó và in trong tập thơ “Như mấy mùa xuân” 
(1978).
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Tieát 117: 
Viễn Phương
*Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước 
không gian, cảnh vật ngoài lăng.
* Khổ 2: Cảm xúc của tác giả khi hòa vào dòng 
người viếng lăng Bác.
*Khổ 3: Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng 
viếng Bác.
* Khổ 4: Cảm xúc của tác giả trước khi ra về.
Bố cục: 4 phần
- Thời gian: 3 phút.
- Hình thức: Ba bàn một nhóm.
- Nội dung:
+ Tìm hình ảnh và những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của tác
giả.
+ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng
của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
NHÓM 1+ 2: ( Phân tích khổ 1)
- Khổ 1: Cảm xúc khi mới đến lăng Bác.
NHÓM 3+ 4: ( Phân tích khổ 2)
-Khổ 2: Cảm xúc khi hòa vào dòng người viếng lăng
Bác.
( 3 phút ) 
NHÓM 1+ 2: ( Phân tích khổ 1)
- Khổ 1: Cảm xúc khi mới đến lăng Bác.
NHÓM 3+ 4: ( Phân tích khổ 2)
-Khổ 2: Cảm xúc khi hòa vào dòng người viếng lăng
Từ ngữ bộc lộ cảm xúc và
hình ảnh thơ
Nghệ thuật Tác dụng
Từ ngữ
bộc lộ cảm
xúc
Hình ảnh
Tieát 117: 
Viễn Phương
1. Cảm xúc của tác giả
khi đứng trước lăng
Bác:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Bài 23 Tiết 117 
 Giới thiệu nhà thơ từ miền Nam ra thăm Bác 
Cách xưng hô "con" - "Bác" rất thân mật, gần gũi như tình cha con.
 - viếng: là đến chia buồn với thân nhân người đã mất . Thăm: là đến 
gặp gỡ, chuyện trò với người đang sống.
- Nhan đề dùng "Viếng" theo đúng nghĩa đen, trang trọng khẳng định 1 
sự thật. Bác đã qua đời.
- "Thăm" dùng trong câu thơ này làm giảm nỗi đau mất Bác và cũng là 
lời khẳng đinh Bác như vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
- Xung quanh lăng Bác trồng nhiều tre. Tre cũng là 
hình ảnh quen thuộc của quê hương, đất nước, là 
biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Hình ảnh hàng tre 
thể hiện lòng tôn kính, trang nghiêm. Dường như 
dân tộc Việt Nam quần tụ quanh Bác. “Hàng tre” 
như gợi tả đội quân danh dự bên người.

Khổ 1: Cảm xúc khi đứng trước không gian,
cảnh vật ngoài Lăng
Từ ngữ bộc lộ cảm xúc và
hình ảnh thơ
Nghệ thuật Tác dụng
Từ ngữ
bộc lộ cảm
xúc
-Xưng hô : con
-…thăm…
-Ôi!
-Nói giảm, nói
tránh
-Từ cảm thán
-Gần gũi, thân thương, ấm
áp.
- Gỉam nỗi đau thương mất
mát, khẳng định Bác còn
sống mãi.
-Biểu thị niềm xúc động tự
hào trước hình ảnh hàng tre
và vẻ đẹp của dân tộc Việt
Nam
Hình ảnh -Hàng tre bát ngát
-Hàng tre xanh
xanh Việt Nam
-Bão táp mưa
sa…thẳng hàng
-Tả thực
- Ẩn dụ
-Gợi hình ảnh quen thuộc
của làng quê, đất nước Việt
Nam
-Tượng trưng cho vẻ đẹp
thanh cao, sức sống bền bỉ,
kiên cường của dân tộc Việt
Nam.
Tieát 117: 
Viễn Phương
2. Cảm xúc trước cảnh
đoàn người vào lăng
viếng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Khổ 2: Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào 
viếng lăng Bác
Hình ảnh Nghệ thuật Tác dụng
-Mặt trời…trên lăng
-Mặt trời…trong lăng
-Ngày ngày dòng người
đi trong thương nhớ.
-Kết tràng hoa dâng…
-Bảy mươi chín mùa xuân
-Tả thực
- Ẩn dụ
-Điệp từ
-Tả thực
-Tả thực, ẩn dụ
-Hoán dụ
-Ẩn dụ
-Gợi hình ảnh mặt trời của thiên
nhiên rực rỡ, vĩnh hằng…
-Chỉ Bác Hồ. Bác như mặt trời soi
đường chỉ lối…
-Gợi sự lặp lại của thời gian
-Gợi hình ảnh dòng người vào
viếng Lăng.
-Gợi dòng người vào viếng Lăng
là những tràng hoa.
- Những bông hoa tươi thắm kính
dâng lên Người những gì tốt đẹp
nhất.
-Lấy mùa xuân để chỉ tuổi Bác.
- Bác sống cuộc đời đẹp như
mùa xuân.
Tieát 117: 
Viễn Phương
3. Cảm xúc của tác giả
khi vào trong lăng:
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
“Trời xanh” cũng là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng 
bất diệt của Bác Hồ - Người đã ra đi nhưng lý tưởng 
sự nghiệp của Người vẫn còn mãi. Cụm từ “vẫn biết 
>< mà sao” dùng như một sự đối lập. Đó là sự mâu 
thuẫn giữa lý trí (biết rằng hình ảnh Bác vẫn còn 
sống mãi, cũng như lý tưởng cao quý của Người) và 
tình cảm (đau đớn, xót xa khi nhận thức được thực 
tại).
 Những hình ảnh: “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời 
xanh” là biểu tượng của thiên nhiên trường tồn, vĩnh 
cửu, bất diệt được ví với Bác. Bác như hoá thân vào 
non sông xứ sở, Bác trường tồn mãi mãi, vĩ đại, lớn 
lao….
Tieát 117: 
Viễn Phương
4. Cảm xúc của tác giả
trước khi ra về :
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Tieát 117: 
Viễn Phương
* Ghi nhớ: Sgk/60
1. Nghệ thuật:
III. TỔNG KẾT:
Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và
gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
2. Nội dung:
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi
người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Tieát 117: 
Viễn Phương
IV. Luyện tập:
1. Đọc diễn cảm bài thơ.
2. Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận về khổ cuối
bài thơ.Trong đọan văn có sử dụng khởi ngữ và
thành phần phụ chú.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung,
nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
2. Chuẩn bị bài mới: Nghị luận về một tác
phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
+ Trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Sưu tầm các bài văn: Nghị luận về một
tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CÙNG CÔ HOÀN THÀNH TIẾT HỌC NÀY

Xem nhiều